Thương Mại Điện Tử Tiếng Anh Là Gì? Từ Điển Các Thuật Ngữ Quan Trọng Trong Ngành Thương Mại Điện Tử, 1688, Phạm Thảo, , 06/11/2020 15:42:28

Thương mại điện tử trong Tiếng Anh

Như chúng ta đã biết, với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam chúng ta cũng đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử và có những bước phát triển đáng kể. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau, các tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử.

Tuy nhiên, bạn không thể chỉ tham gia thị trường mua bán trực tuyến này trong giới hạn chỉ một quốc gia mà cần hướng ra thế giới để phát triển tệp khách hàng, tăng lượng tiêu thụ sản phẩm và gia tăng được doanh thu và lợi nhuận.

Để hoà nhập vào thị trường kinh doanh toàn cầu, trước tiên bạn cần hiểu được trong ngôn ngữ quốc tế, thương mại điện tử được định nghĩa như thế nào? Thương mại điện tử trong Tiếng Anh được hiểu là Electronic Commerce, viết tắt là Ecommerce, E-comm hay EC. Đây là cụm từ được dùng thống nhất trên thị trường quốc tế khi nói về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.

Tham khảo thêm:

  • Diễn đàn rao vặt thương mại quốc tế
  • Web học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả, nhanh dễ dàng và miễn phí vĩnh viễn

Từ điển tiếng Anh chuyên ngành TMĐT

Thuật ngữ Tiếng Anh liên quan ngành thương mại điện tử

A

  • Acquirer: Ngân hàng thanh toán
  • Affiliate Marketing: Tiếp thị liên kết
  • Agent: Đại lý
  • American Standard Code For Information Interchange (ASCII): Bộ mã chuyển đổi thông tin theo tiêu chuẩn Mỹ
  • Application Service Provider: Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng
  • Auction Online: Đấu giá trực tuyến
  • Authentication: Xác thực
  • Authorization Number: Mã số xác nhận chi trả của ngân hàng người mua
  • Autoresponder: Hệ thống trả lời tự động
  • Auxiliary Analogue Control Channel (AACC): Kênh điều khiển analog phụ
Xem thêm  E Marketing là gì? Những điều cần biết về E Marketing

B

  • Back-end-system: Hệ thống phụ trợ
  • Buck Mail: Gửi thư điện tử số lượng lớn

C

  • Consumer Behavior: Hành vi của người tiêu dùng

D

  • Discount Rate: Tỷ lệ chiết khấu của doanh nghiệp cho ngân hàng thanh toán

E

  • E- Business: Kinh doanh điện tử
  • E-Commerce Exchange: Sàn giao dịch thương mại điện tử
  • E-Customs Document: Chứng từ hải quan điện tử
  • E-Enterprise: Doanh nghiệp điện tử
  • E-Tailing: Bán lẻ trực tuyến
  • E-Wallet and Payment Portals: Ví điện tử và cổng thanh toán
  • Electronic Bill Presentment: Gửi hóa đơn điện tử
  • Electronic Broker (E-broker): Nhà môi giới điện tử
  • Electronic Data Interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử
  • Electronic Distributor: Nhà phân phối điện tử
  • Electronic Document: Chứng từ điện tử
  • Encryption: Mã hóa
  • Exchange: Giao dịch, trao đổi

G

  • Gateway: Cổng nối

L

  • Loyal Customers: Những khách hàng trung thành

M

  • Merchant Account: Tài khoản thanh toán của người bán (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân)
  • Mergers and Acquisitions: Sự sáp nhập và mua lại
  • Microcommerce: Thương mại vi mô
  • Mobile Commerce (M-Commerce): Thương mại đi động
  • Monthly Fee: Phí mà doanh nghiệp phải trả hàng tháng cho những khoản liên quan đến dịch vụ ngân hàng

O

  • Offline Media: Phương tiện truyền thông ngoại tuyến
  • Online Payment Methods: Phương thức thanh toán trực tuyến
  • Online Shopping Platform: Trang mua sắm trực tuyến

P

  • Paid Listing: Danh sách niêm yết phải trả tiền
  • Partial Cybermarketing: Bán hàng trực tuyến một phần
  • Payment Gateway: Cổng thanh toán
  • Point of sale: Điểm bán hàng
  • Processing Service Provider: Nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán qua mạng
  • Pure Cybermarketing: Bán hàng trực tuyến thuần túy
Xem thêm  ESMS Là Gì? Đánh Giá Tính Năng, Bảng Giá Và ưu Nhược điểm Của ESMS

T

  • Traditional Retail Models: Mô hình bán lẻ truyền thống

Thuật ngữ Tiếng Anh về các hình thức thương mại điện tử

Hình thức thương mại điện tử Thuật ngữ trong Tiếng Anh Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) Business-to-Business Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C) Business-to-Consumer Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E) Business-to-Employee Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G) Business-to-Government Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B) Government-to-Business Chính phủ với Chính phủ (G2G) Government-to-Government Chính phủ với Công dân (G2C) Government-to-Citizens Khách hàng với Khách hàng (C2C) Consumer-to-Consumer Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B) Consumer-to-Business Đăng bởi Phạm Thảo Tags: