Giấy Phép Xả Thải Tiếng Anh Là Gì : Cách Viết, Ví Dụ, Decree Of Government No

Giấy phép xả thải là một trong những giấy phép không thể thiếu của mọi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và sản xuất.

Bạn đang xem: Xả thải tiếng anh là gì

Đang xem: Giấy phép xả thải tiếng anh là gì

Giấy phép xả thải là 1 hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý.

2. Mục đích cấp phép xả thải

Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương biết nguồn gốc xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận. Chính quyền sẽ dựa vào giấy phép xả thải để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát lưu vực hơn.

3. Đối tượng xin giấy phép xả thải

Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài có các hoạt động xả thải vào nguồn nước với lưu lượng 10 m3/ngày đêm đều phải lập báo cáo xả nước thải vào nguồn nước. Tùy theo quy mô, lưu lượng xả nước thải vào nguồn nước mà cấp phê duyệt báo cáo xả thải cũng khác nhau.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng 5.000 m3/ngày đêm trở lên.Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương phê duyệt cho cho báo cáo xả thải đối với những cơ sở xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nhỏ hơn 5.000 m3/ngày đêm.

4. Các đối tượng cần lập lại hồ sơ xả thải

Trong giấy phép xả thải có các nội dung không được thay đổi, điều chỉnh. Nếu có sự thay đổi trong các trường hợp sau thì chủ giấy phép phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép mới.

a) Tên chủ giấy phép;

b) Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;

c) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;

d) Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;

đ) Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm quy định trong giấy phép xả nước thải.

5. Thời hạn của giấy phép và thời gian gia hạn

Thời hạn của giấy phép không quá 10 năm được xem xét và gia hạn thêm không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn giấy phép xả thải cũ còn hiệu lực không ít hơn 3 tháng.

6. Quy trình xin cấp phép xả thải

– Khảo sát, thu thập số liệu về công nghệ sản xuất của doanh nghiệp.

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

Xem thêm  Hồ sơ dự thầu Tiếng Anh là gì?

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm từ hoạt động của dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường.

– Xác định nhu cầu sử dụng nước và xả nước.

– Xác định đặc trưng nguồn nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện hữu.

– Thu mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Công ty và phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Mô tả công trình xử lý nước thải: phương thức xả thải, chế độ xả thải, lưu lượng xả thải,…

– Tiếp cận, thu thập, thống kê, lấy mẫu nước thải, mô tả các Doanh nghiệp lân cận thải cùng ra 1 nguồn tiếp nhận (trong bán kính 1 km đối với nguồn xả thải)

– Xác định đặc trưng nguồn tiếp nhận nước thải (sông, suối, kênh, rạch tiếp nhận nước thải): chế độ thủy văn.

Xem thêm: Review Cuốn Sách Vừa Lười Vừa Bận Vẫn Giỏi Tiếng Anh Pdf, Sách Ebook Vừa Lười Vừa Bận Vẫn Giỏi

– Đánh giá về hoạt động liên quan đến nguồn tiếp nhận: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.

– Lấy mẫu nước tại kênh, rạch dẫn nước thải (nguồn tiếp nhận trực tiếp) tại các vị trí khác nhau và phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Lấy mẫu nước tại sông (nguồn tiếp nhận cuối cùng) tại các vị trí khác nhau và theo chế độ thủy văn của dòng nước, sau đó phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Đánh giá chất lượng, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận nước thải.

– Đánh giá tác động việc xả thải của Doanh nghiệp vào nguồn nước.

– Lập bản đồ vị trí xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000.

– Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.

– Lập hội đồng thẩm định và Phê duyệt Đề án xả nước thải.

7. Thông tư nghị định liên quan

8. Nội dung chủ yếu của giấy phép xả thải

a) Tên, địa chỉ của chủ giấy phép;

b) Nguồn nước tiếp nhận nước thải;

c) Vị trí nơi xả nước thải;

d) Lưu lượng, phương thức xả nước thải;

đ) Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải;

e) Thời hạn của giấy phép;

g) Các yêu cầu cụ thể đối với từng trường hợp xả nước thải do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích:

Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái thuỷ sinh;Bảo đảm mục tiêu chất lượng nước của nguồn nước tiếp nhận nước thải;Bảo vệ quyền, lợi ích xả nước thải hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hiện đang xả nước thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải.

h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.

9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;

b) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;

Xem thêm  Ngành Kinh Tế Đối Ngoại Tiếng Anh Là Gì, 3 Hiểu Lầm Phổ Biến Về Ngành Kinh Tế Đối Ngoại

c) Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;

d) Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải;

đ) Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;

e) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

g) Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận;

10. Hồ sơ đề nghị gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm

a) Đơn đề nghị gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;

b) Giấy phép đã được cấp;

c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép;d) Báo cáo việc thực hiện các quy định trong giấy phép;

đ) Đề án thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép;

11. Trình tự cấp giấy phép

a)Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

b)Thời hạn thẩm định

– Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là ba mươi (30) ngày làm việc;

– Thời hạn thẩm định hồ sơ được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

c)Thẩm định nội dung hồ sơ

– Thẩm định sự phù hợp và các ảnh hưởng của việc xả nước thải vào nguồn nước tới nguồn nước, môi trường và quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

Xem thêm  Bị hỏng tiếng Anh là gì? Cách dùng bị hỏng từ A-Z - Teachersgo blog

+ Đối với trường hợp gia hạn giấy phép

Lý do đề nghị gia hạn giấy phép;Tính chính xác và đầy đủ của báo cáo do chủ giấy phép lập về việc thực hiện các nội dung của giấy phép;Sự phù hợp của việc gia hạn giấy phép với quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước hoặc khả năng nguồn nước của vùng;Ảnh hưởng của việc gia hạn giấy phép tới môi trường nước và quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

+ Đối với trường hợp điều chỉnh nội dung giấy phép:

Căn cứ đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép;Lý do đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép;Tính chính xác và đầy đủ của báo cáo do chủ giấy phép lập về việc thực hiện các nội dung của giấy phép;Sự phù hợp của việc điều chỉnh nội dung giấy phép với tình hình thực tế thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và bảo vệ tài nguyên nước của vùng;Ảnh hưởng của việc điều chỉnh nội dung giấy phép tới nguồn nước, môi trường và quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

d)Tổ chức việc thẩm định về hồ sơ

12.Xử phạt vi phạm

Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;

c) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;

d) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

đ) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.

Quy định xử phạt chi tiết tại điều 8, Nghị định 179/2013/NĐ-CPquy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.