Mệnh đề trong tiếng Anh là gì? 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ

Trong tiếng Anh, mệnh đề đóng một vai trò quan trọng và không thể thiếu. Chúng là cơ sở để xây dựng nên một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, đôi khi, việc hiểu và sử dụng các dạng mệnh đề khác nhau có thể gây khó khăn cho chúng ta. Hãy cùng IELTS Cấp Tốc khám phá sâu hơn về “mệnh đề trong tiếng Anh là gì?” và 6 loại mệnh đề thông dụng thường gặp.

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ
Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Mệnh đề trong tiếng Anh (clause) là một nhóm từ gồm một chủ ngữ (subject) và một động từ (verb) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mục đích của chúng là để truyền tải thông điệp, thông tin về một trạng thái hoặc một hành động nào đó.

Thông thường, mệnh đề sẽ biểu đạt một hành động hoặc trạng thái tồn tại của một sự vật bất kỳ, và chúng được chia ra làm 2 loại mệnh đề chính: Mệnh đề độc lập (Independent Clause) hay còn được gọi là mệnh đề chính (Main Clause) và Mệnh đề phụ thuộc (Dependent Clause).

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ (5)

Trong tiếng Anh, một câu có thể có một mệnh đề hoặc nhiều mệnh đề. Vì chúng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau trong câu, nên có rất nhiều cách để cấu tạo nên một mệnh đề và ghép các mệnh đề đơn lẻ với nhau.

Ví dụ: She walked to the bakery to purchase a loaf of fresh bread. (Cô đi đến tiệm bánh để mua một ổ bánh mì tươi.)

-> Mệnh đề nằm ở đầu câu, “She walked to to the bakery”. Chủ ngữ ở đây là “She” (cô ấy), động từ là “walked to the to the bakery” (đi đến cửa hàng). Nó cũng là một câu độc lập: She walked to the to the bakery. (Cô ấy đi đến tiệm bánh.)

Làm thế nào để liên kết các mệnh đề?

Một câu có thể được tạo thành nhiều mệnh đề khác nhau. Để ghép các mệnh đề thành câu, ta có 2 cách chính sau:

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ (5)

Cách 1: Mệnh đề độc lập + Mệnh đề phụ thuộc

Khi liên kết một mệnh đề độc lập với một mệnh đề phụ thuộc bằng liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunctions) như: because, since, after, before, although, though, despite, unless,… chúng sẽ tạo thành một câu phức.

Ví dụ:

  • They decided to go on a road trip because the weather was nice (Họ quyết định thực hiện một chuyến đi vì thời tiết đẹp.
  • She couldn’t find her keys since she left them at the office. (Cô ấy không thể tìm thấy chìa khóa của mình vì cô ấy để chúng ở văn phòng.)

Cách 2: Mệnh đề độc lập + Mệnh đề độc lập

Khi hai mệnh đề độc lập được liên kết với nhau bằng liên từ kết hợp (Coordinating conjunctions) như: and, so, for, yet, but, or,… chúng sẽ tạo nên một câu ghép. Dấu phẩy có thể có hoặc không giữa các vế câu.

Ví dụ:

  • I enjoy hiking in the mountains, and my friend prefers swimming in the ocean. (Tôi thích đi bộ đường dài trên núi, còn bạn tôi thích bơi dưới biển hơn.)
  • He studied diligently for the exam, so he was well-prepared. (Anh ấy đã học tập chăm chỉ cho kỳ thi nên đã chuẩn bị rất tốt.)
Xem thêm  Sở Công Thương trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Các loại mệnh đề trong tiếng Anh thông dụng

Để làm tốt các bài tập mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh, cùng IELTS Cấp Tốc ôn lại 6 loại mệnh đề phổ biến thường gặp trong các bài kiểm tra và giao tiếp tiếng Anh hàng ngày bạn nhé.

Mệnh đề độc lập (INDEPENDENT CLAUSES)

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ (5)

Mệnh đề độc lập được cấu tạo bởi chủ ngữ và động từ, còn được gọi là mệnh đề chính (Main clause) trong câu. Vì chúng có thể biểu đạt một hành động, trạng thái hoàn chỉnh mà không cần bổ sung ý nghĩa.

Ví dụ: They want to visit Europe next summer. (Họ muốn đến thăm châu Âu vào mùa hè tới)

Mệnh đề phụ thuộc (DEPENDENT CLAUSES)

Khi nói về loại mệnh đề trong tiếng Anh, bạn cần hiểu rõ về mệnh đề phụ thuộc hay mệnh đề phụ (Dependent clauses hoặc Subordinate clauses).

Khác với mệnh đề độc lập, mệnh đề phụ thuộc vẫn có đủ chủ ngữ và động từ nhưng chúng không được xem là một câu hoàn chỉnh khi đứng một mình (sentence fragment). Vì thế, mệnh đề phụ thuộc cần kết hợp với mệnh đề độc lập để tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: When I grow up, I want to be a chef. (Khi tôi lớn lên, tôi muốn làm đầu bếp)

-> Mệnh đề phụ ở đây là “When I grow up”, nếu đứng một mình, nó không có ý nghĩa (Khi tôi lớn lên). Khi kết hợp với mệnh đề độc lập “I want to be a chef” thì mới tạo thành câu hoàn chỉnh.

Có 4 loại mệnh đề phụ thuộc phổ biến trong tiếng Anh, bao gồm:

Mệnh đề trạng ngữ (ADVERB CLAUSES)

Mệnh đề trạng ngữ đóng vai trò như một trạng ngữ, có chức năng bổ sung ý nghĩa cho các thành phần khác trong câu như động từ (verb), trạng từ (adverb), hoặc tính từ (adjective).

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì 6 Cấu trúc mệnh đề cần nhớ (5)

Có 6 loại mệnh đề trạng ngữ thường trong tiếng Anh tương ứng với nét nghĩa của chúng trong câu, gồm:

Mệnh đề trạng ngữ Ý nghĩa Ví dụ
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian (Adverbial clause of Time) Diễn tả mối tương quan thời gian giữa hai mệnh đề chính phụ, cần chú ý về sự hoà hợp thì khi sử dụng loại mệnh đề này.

 

After they finished their lunch, they decided to go for a walk in the park. (Sau khi ăn xong, họ quyết định đi dạo trong công viên.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn (Adverbial clause of Place) Diễn tả sự tương quan về vị trí và thời điểm của các sự vật/sự kiện được đề cập ở mệnh đề chính.

 

Wherever they go on vacation, they always try to explore the local culture. (Bất cứ nơi nào họ đi nghỉ, họ luôn cố gắng khám phá văn hóa địa phương.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích (Adverbial clause of Purpose) Diễn tả mục đích hướng đến của mệnh đề chính. In order to pass the exam, she studied diligently every night. Để vượt qua kỳ thi, cô ấy học chăm chỉ mỗi tối.
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả (Adverbial clause of Result) Dùng để chỉ kết quả do hành động trong mệnh đề chính gây ra.

 

The rain was so heavy that the streets were flooded. Mưa quá lớn khiến đường phố ngập lụt.
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Adverbial clause of Reason) Diễn tả mối quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế trong mệnh đề.

 

Because she had to catch an early flight, she woke up at 4 AM. Vì phải bắt chuyến bay sớm nên cô thức dậy lúc 4 giờ sáng.
Mệnh đề chỉ sự nhượng bộ (Adverbial clause of Concession) Mô tả sự tương phản về mặt ý nghĩa giữa hành động trong mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu.

 

Though she was exhausted from work, she stayed up late to finish the project. Mặc dù kiệt sức vì công việc nhưng cô ấy vẫn thức khuya để hoàn thành dự án.

Mệnh đề tính từ (ADJECTIVES CLAUSES)

Mệnh đề tính từ còn được gọi là mệnh đề quan hệ (Relative Clauses) dùng để bổ nghĩa cho danh từ hoặc đại từ và được đặt ngay phía sau danh từ hoặc đại từ này. Chúng có cấu trúc chung như sau:

Đại từ quan hệ/ Trạng từ quan hệ + Động từ

 

Các đại từ quan hệ thường sử dụng là who, which và that.

Các trạng từ quan hệ thường sử dụng là when, where và why.

Mệnh đề tính từ được chia thành 2 loại chính:

Mệnh đề tính từ Ý nghĩa Ví dụ
Mệnh đề tính từ không xác định Bổ sung ý nghĩa cho câu không nhất thiết phải có mặt trong câu.

Khi bỏ mệnh đề này khỏi câu, câu không bị mất đi ý nghĩa cơ bản.

Được phân tách với mệnh đề chính bởi dấu phẩy trước đại từ/trạng từ quan hệ của chúng.

I need a book, which is informative and engaging. (Tôi cần một cuốn sách có nhiều thông tin và hấp dẫn.)
Mệnh đề tính từ xác định Đóng vai trò cần thiết trong việc biểu đạt nghĩa của câu.

Khi bỏ mệnh đề này ra khỏi câu, câu sẽ diễn đạt một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Mệnh đề loại này không có dấu phẩy phân tách trước đại từ/trạng từ quan hệ của chúng.

 

Vietnam is the country that rice exporting country the second largest in the world. (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới)

Mệnh đề danh từ (NOUN CLAUSES)

Mệnh đề danh từ là một nhóm các từ có chức năng như là một danh từ, bổ sung nghĩa cho động từ, tính từ hoặc giới từ. Chúng luôn được đi cùng với mệnh đề chính và không thể tách rời hoặc đứng độc lập.

Mệnh đề danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ, tân ngữbổ ngữ trong câu, thường bắt đầu bằng một đại từ hoặc một liên từ phụ thuộc (Subordinating conjunction), chẳng hạn như: How, That, What, When, Where, Which, Who và Why. 

that/if,whether/ Liên từ phụ thuộc + Chủ ngữ + Động từ

Ví dụ: How he performed was not qualified enough. (Cách anh ấy trình diễn không đủ tiêu chuẩn.)

Mệnh đề điều kiện (CONDITIONAL CLAUSES)

Mệnh đề điều kiện hay còn được gọi là mệnh đề If (If-Clauses) dùng để mô tả một sự việc hay tình huống nào đó mà người nói/viết không chắc chắn có xảy ra hoặc là sự thật hay không. Mệnh đề này kết hợp với mệnh đề chính và được phân cách bởi dấu phẩy để hình thành câu điều kiện (Conditional Sentences).

Có 4 loại câu điều kiện phổ biến trong tiếng Anh, tương ứng với 4 loại mệnh đề điều kiện khác nhau:

Điều kiện loại 0 (Zero Conditional): dùng để mô tả tình huống có khả năng cao sẽ xảy ra hoặc có thật trong hiện tại hoặc luôn luôn có thật. Cấu trúc như sau:

If + present simple, present simple.

 

Ví dụ: If the sun shines, it’s a sunny day. (Nếu trời có nắng, đó là một ngày nắng đẹp.)

Điều kiện loại 1 (First Conditional): dùng để mô tả kết quả trong hiện tại hoặc tương lai khi một điều kiện trở thành sự thật. Cấu trúc như sau:

If + present simple, S + will/can/may/must + động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: If I study hard, I will pass the exam. (Nếu tôi học chăm, tôi sẽ đỗ kỳ thi.)

Điều kiện loại 2 (Second Conditional Sentence): dùng để chỉ kết quả xảy ra ở hiện tại hoặc bất kỳ thời điểm nào của một điều kiện không có thật. Cấu trúc như sau:

If + past simple, S + would/could/might + động từ nguyên mẫu.

Ví dụ: If you were here, we could go to the movies. (Nếu bạn ở đây, chúng ta có thể đi xem phim.)

Điều kiện loại 3 (Third Conditional Sentence): dùng để mô tả một điều kiện không có thật trong quá khứ dẫn đến kết quả hoàn toàn trái ngược với sự thật ở hiện tại. Cấu trúc như sau:

If + past perfect, S + would/could/might + +have + quá khứ phân từ.

Ví dụ: If you had told me, I would have helped you. (Nếu bạn đã nói với tôi, tôi đã giúp bạn.)

IELTS Cấp Tốc đã chia sẻ đến bạn các kiến thức về “Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?” Việc hiểu rõ chức năng và cấu trúc của mệnh đề sẽ giúp bạn diễn đạt hiệu quả và linh hoạt hơn. Bởi vì thành thao ngữ pháp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng và truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng. Hãy ôn tập và làm bài tập thường xuyên để việc ghi nhớ kiến thức được khắc sâu hơn bạn nhé!

Xem thêm  Sống ảo trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ