Tủ điện tiếng Anh là gì?

Tủ điện tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, từ “tủ điện” được dịch ra là electrical cabinet.

Chữ “cabinet” được hiểu như một cái tủ, buồng, có ngăn kéo hoặc nắp đậy để chứa, lưu trữ vật bên trong. Ngoài ra cũng có thể hiểu đó là bộ phận đầu não, quan trọng trong một hệ thống hay một cái phòng nhỏ. Trong cụm từ thì hiểu chung là “tủ”.

Tủ điện có chức năng gì?

Có thể nhiều người đã hình dung sơ lược về nhiệm vụ của bộ phận này. Nó dùng để chứa các thiết bị điện, là nơi lắp đặt các thiết bị. Bên cạnh đó tủ điện cũng có chức năng là vị trí phân phối điện cho công trình, hệ thống. Tủ điện giúp cách ly dòng điện trên thiết bị với người dùng trong quá trình máy móc hoạt động.

Tùy theo mục đích, nhu cầu sử dụng mà tủ điện được thiết kế với kích thước, độ dày, chất liệu, màu sắc khác nhau. Thông thường người ta hay làm tủ sơn tĩnh điện trơn hoặc nhăn.

Các loại tủ điện phổ biến

Theo chức năng và cấu tạo của tủ điện, người ta chia thành các nhóm sau:

+ MSB – Tủ điện phân phối chính cho công trình: có vỏ làm bằng thép mạ kẽm, sơn tĩnh điện, dễ dàng tháo lắp.

+ Tủ điện điều khiển trung tâm: có thể cố định hoặc không cố định, được làm từ théo mạ điện, sơn tĩnh điện, vận hành tại chỗ hoặc từ xa.

Xem thêm  Các tháng tiếng anh và cách học để nhớ nhanh nhất

+ ATS – tủ điện chuyển mạch: dùng ở những nơi đòi hỏi cấp điện liên tục để cấp điện khi có sự cố ở nguồn.

+ DB – tủ điện phân phối: gọn nhẹ, thẩm mỹ cao, dễ vận hành và thường dùng trong các nhà máy, phân xưởng.

+ Tủ điện phòng cháy chữa cháy: được đặt ở chế độ tự động, có cơ chế tự động sạc và thông báo tình trạng ắc quy.

+ Tủ điện điều khiển ánh sáng: dùng cho các hệ thống chiếu sáng công cộng, sơn tĩnh điện, có chế độ bật – tắt thiết bị khi được cài đặt trước.

+ Tủ tụ bù: dùng để bù công suất cho các phụ tải trong các dây chuyền sản xuất.

Chúng ta vừa tham khảo qua câu trả lời của vấn đề tủ điện tiếng Anh là gì và các kiến thức liên quan đến bộ phận này. Hãy tiếp tục học hỏi, chia sẻ lẫn nhau về những thông tin trong cuộc sống cũng như chuyên ngành của mình, nâng cao hiểu biết nhé.