Các Thế Cây Cảnh Cơ Bản – 4 Dáng Cây Cơ Bản Trong Nghệ Thuật Cây Cảnh

Ngày nay, cây cảnh bonsai đã trở thành thú chơi tao nhã được rất nhiều người yêu thích và sưu tầm những thế cây đẹp nhất cho mình.

Đang xem: Các thế cây cảnh cơ bản

Không những ở người già thích chơi cây cảnh mà ngay cả những bạn trẻ bây giờ khi nói về cây cảnh bonsai thì có vô số các thế cây cảnh khác nhau, tạo sự thích thú với các nghệ nhân.

*

Thế nhưng, để có thể tạo nên dáng cây bonsai khác nhau thì đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật cắt tỉa, tạo dáng tốt.

Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số thế bonsai đẹp Hot nhất và đang có sức thu hút với nhiều nghệ nhân cho bạn tham khảo nhé!

Cây bonsai là gì?

Tóm tắt nội Dung

2 Những dáng cây bonsai cơ bản3 Những thế cây cảnh bonsai đẹp nhất hiện nay4 Một số thế cây bonsai đẹp thu hút nhất hiện nay5 Những cây kiểng bonsai đẹp nhất thế giới hiện nay

Cây cảnh hay còn gọi là Bonsai là một trong những thú vui đã có từ rất lâu đời, để tạo được một thế cây đẹp mắt thì không chỉ người trồng cây mà cây cũng phải trải qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt để có thể thành một cây Bonsai đẹp.

*

Những dáng cây bonsai cơ bản

Cây cảnh bonsai dáng trực

Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o (nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

Dáng xiên

Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20o – 70o.

Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.

*

Dáng hoành

Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o).

Dáng huyền

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Những thế cây cảnh bonsai đẹp nhất hiện nay

Ngoài 4 thế bonsai cơ bản trên thì những người nghệ nhân chơi bonsai chuyên nghiệp họ còn biến thể ra các kiểu dáng bonsai mới lạ, ấn tượng để thỏa lòng đam mê cây kiểng như:

Bonsai Dáng chổi

Có thân cây thẳng, cành mọc trải rộng ra ngoài tạo thành tán hình vòm làm tăng thêm vẻ đẹp bề thế, ấn tượng cho cây kiểng.

Bonsai Dáng lùa

Là cây có dáng như đang nằm trong vùng có gió mạnh thổi qua. Tuy nhiên, đối với bonsai có kiểu dáng này đòi hỏi phải có kỹ thuật cắt tỉa, chăm sóc khó khăn và kỹ lưỡng hơn những dáng bonsai khác.

*

Một số thế cây bonsai đẹp thu hút nhất hiện nay

Bonsai Thế trượng phu

Là dáng cây bonsai dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, điểm nhấn ở bộ rễ to, khỏe, vững chắc. Đặc biệt, cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, trong đó cành số 1 có chiều dày bằng 2/3 chiều cao của cây.

Cây bonsai có dáng này tạo cảm giác cao ngút ở đại ngàn mô phỏng theo cây thông ngạo nghễ, hiên ngang đứng trên núi cao. Thế bonsai này thể hiện khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn, cương trực,…

Cây bonsai có thế nhất trụ kình thiên

Thế bonsai này có cây dáng trực, khỏe khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao.

Đặc điểm của dáng cây bonsai này là để lộ phần thân cây to càng tạo được cảm giác khỏe khoắn.

Ý nghĩa của thế bonsai này là dù có thế lực nhỏ bé những thể hiện sự dũng cảm chống lại các thế lực tiêu cực to lớn.

*

Thế tam đa của cây bonsai

Thế tam đa hay còn gọi là thế Phúc – Lộc – Thọ. Trong đó, đa phúc (nhiều con), đa lộc ( nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu), và đây cũng chính là ước nguyện của con người từ xưa đến nay.

Thế bonsai này được tạo hình từ 2 cành và 1 ngọn, trước đây bonsai thế đa tam thì các tán được cắt tỉa tròn trịa như hình đĩa xôi , bởi theo quan niệm của người xưa thì phúc là phải tròn.

Thế vũ trụ cây cảnh bonsai

Cây cảnh sử dụng thiết kế bonsai thế vũ trụ phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, xòe ra 4 phía, thân to xù xì, đứng thẳng, phân cành nhanh theo lối chiết chi tứ diện, có từ 3-5 tàn to, uốn hình quạt, nằm ngan.

Lưu ý, các nghệ nhân tạo bonsai dáng vũ trụ phải nắm được quy luật âm dương, cành tả, hữu, tiền hậu phải đầy đủ, sum suê đầy đặn với ý nghĩa tượng trưng cho cả không gian, thời gian và cả thời gian vĩnh cửu.

*

Thế trung bình ngay

Thế trung bình ngay là thế cây cảnh bonsai phổ biến nhất từ xưa đến nay. Đặc điểm của bonsai trung bình ngay là cây độc thụ, thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, nếu được hình thú thì càng tốt, thân cây xù xì và phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.

Trong đó:

Nhánh thứ nhất: bẻ về bên dương nếu gốc cây có dáng hơi ngả về bên phải.Nhánh thứ hai: Phải uốn trở về bên âm, đoạn thứ ba phải uốn trở lại về bên dương để quy căn.Nhánh thứ ba: cũng bẻ về bên dương.Nhánh thứ tư: nên uốn đứng thẳng sao cho đảm bảo ngay gốc để cây không đổ ngã, thế kiểng này bạn chỉ uốn hơi nghiêng lại 1 chút.Nhánh thứ năm: ngọn phải uốn hồi đầu.

Bonsai thế này là biểu tượng về đạo đức, ngay thẳng, thật thà của con người.

Xem thêm  Gậy Baton - Gậy Rút 3 khúc Tự Vệ Hàng Chính Hãng Giá Rẻ

Thế trung bình cong Bonsai cảnh

Là bonsai có thân uốn cong cong như long thân, đặc biệt nếu cây có rễ chân nôm hoặc hình thú thì càng tuyệt đẹp

Trong đó, thân ngay đoạn thứ nhất đã cong về một bên, thì tàn thứ nhất phải ngả về hướng thân cây. Đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại quy căn ngay, đến đoạn thứ ba thì sửa thành cây trực, giữ thế trung bình.

Đặc biệt, nếu bạn uốn được 2 cây trung bình cong giống nhau, thì hợp với cây trung bình ngay sẽ làm thành bộ kiểng tam tài 3 cây rất đẹp, tượng trưng cho thiên -địa – nhân.

Thế trực quân tử

Thế bonsai trực quân tử thường được những người chơi lớn tuổi ưa chuộng, bởi thế cây tượng trung cho sự ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời.

Bonsai trực quân tử là dáng cây có thế trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất.

Đối với dáng này thì sẽ phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả – hữu, trước – sau, tàn nhánh đầy đủ, cân dối, biểu hiện cho người có kỉ cương.

Thế trực liên chi

Thế bonsai trực liên chi có nhiều cành nhánh quấn quýt lấy nhau, ôm sát thân cây, mời xòe ra ngoài làm tàn theo kiểu tứ diện, sum suê đầy đủ, đảm bảo cân đối, hài hòa nhìn từ mặt nào cũng đẹp.

Thế cây tạo thành hình chóp dưới to trên nhỏ không khuyết chỗ nào, đây là biểu tượng cho người phong lưu, ấm no sung mãn, vui tươi hạnh phúc.

Thế trực quân tử liên chi

Thế này cũng giống như thế trực quân tử và thế trực liên chi nhưng khác là có hai ba cành tử ở quanh thân cây mẹ.

Thế bonsai này thường tạo dáng trên cây mai chiếu thủy, mặc dù thân trực nhưng tàn nhánh vẫn ôm lấy những cây con bên dưới.

Bonsai thế trực quan tử liên chi tượng trưng cho tình yêu thương người, cũng như thể hiện sự vui tươi ở con người, nhất là trẻ em.

*

Thế tùng thập bonsai mini

Đây được xem là thế làm mẫu để uốn cho những cây trực thọ, vì cây từng có dáng thân thẳng đứng, tàn nhánh phân chi nhị điện nằm ngang hai bên, khoảng cách đều đặn, dưới to trên nhỏ nhìn rất đẹp.

Cây tùng là cây cổ thụ, già nua, rũ tàn nhánh xuống nhưng vẫn giữ được chữ thập tự nhiên thì mới đẹp.

Xét về ý nghĩa là bonsai thế tùng thập tượng trưng cho người thanh niên khỏe mạnh, gan dạ, bất khuất, dứt khoát, biểu hiện cho tính thẳng thắn của người quân tử.

Cây bonsai Thế thất hiền

Bonsai thế thất hiền là thế cây cao lớn, nhiều tàn một ngọn cộng chung là 7 tầng.

Bộ rễ sửa chân nôm, thân có thế trực nhưng uốn bẻ qua bẻ lại tả hữu âm dương.

Nghĩa là là đoạn thứ nhất cong qua bên phải cùng với nhánh thứ nhất. Đoạn thứ hai bẻ qua bên trái, bạn cứ thực hiện luân phiên cho đến đoạn thứ sáu.

Đoạn ngọn đứng thẳng và uốn theo kiểu hồi đầu trung, các tàn đều uốn hồng tâm hay tròn lúp búp, dưới to trên nhỏ.

Nhánh thứ nhất phủ địa sà xuống mặt đất, nhánh thứ hai là triêu nhiên sẽ uốn hơi vươn lên một chút, đối xứng với nhánh phủ địa. Nhánh thứ ba là chiếu thủy soi nước sẽ uốn nằm ngang hơi hạ xuống để nhìn nước.

Tuy nhiên, do ngọn nhánh trong quá trình quang hợp sẽ tự vươn lên, nên trong quá trình uốn bạn không nên để ngọn vươn lên cao quá.

Nhánh thứ tư là nginh phong cong qua quẹo lại như đang phe phẩy trong gió, đầu cành xoay theo chiều gió như kiểu sơn thủy.

Bonsai thế chữ vương chữ tường

Cây bonsai này cũng giống như cây tùng thập thế vương tường uốn theo hình chữ vương, chữ nho có 3 tầng nằm ngang.

Cụ thể, nếu chữ dương là con dê còn đọc là tường thì có nghĩa là may mắn, điều tốt lành thường dùng vào dịp chúc mừng với mong muốn được nhiều điều tốt lành, may mắn, có phước,…

Đối với thế bonsai này thì cây sẽ có 3 tầng nằm ngang và có 2 ngọn nhỏ.

*

Thế mai nữ ở bonsai

Thế bonsai này khá dễ uống, đó là cây cổ thụ có đoạn thân bẻ cúp rồi đứng thẳng lên, đủ để uốn nhánh cong qua thành hình chữ nữ (nghĩa là đạt), các tán nhánh đều được uốn theo lối chiết chi.

Khi tạo thế bonsai này chỉ khó là phải uốn sao cho tạo được sự mềm dẻo, yểu điệu, dịu dàng như con gái.

Cây cảnh thường được sử dụng tạo thế bonsai này là cây xung phong mai nữ, cây có hình dáng uyển chuyển, ẻo lả hơn. Thân cây dạng nghiên nên nhánh chéo nữ ôm lấy thân rất mềm mại, duyên dáng.

Thế quần tụ tam sơn

Thế bonsai này gồm 3 cây kiểng nằm chung trong 1 chậu to hay còn gọi là tam tài.

Ba cây kiểng trực thọ đứng gần ngay hàng, cây cao ở chính giữa, 2 cây thấp ở 2 bên nhưng so le nhau.

Trong đó, cây to có 5 tầng, 2 cây lùn chỉ cần 3 tàn, có thể giao cành với nhau sao cho 3 cây cân đối với nhau thì mới đẹp.

Thế huyền chi lạc địa

Thế này có rễ lồi ngoằn ngèo, gốc hình thù nằm, thân long uốn khúc cong queo, tàn nhánh gãy cúp theo hướng cây đổ, ngọn hướng lên trên. Lưu ý, thân phải chạm được đất mới gọi là thế lạc địa.

Ý nghĩa của bonsai thế huyền chi lạc địa đó là thể hiện ý chí vươn lên mãnh liệt trong mọi hoàn cảnh nghiệt ngã, dù khung cảnh điều tàn nhưng đầu vẫn hướng lê trời để tìm sự sống.

Bonsai thế suy phong

Bonsai thế suy phong hay còn gọi là xiêu phong, cây phải uốn nghiên cỡ 30-40 độ tựa như bị gió xô đẩy.

Gốc cây sử dụng tạo thế bonsai phải là cây cổ thụ, gốc rễ cằn cỗi hình con vật, thân uốn cong như thân rồng và cành xuôi, cành nhánh có thể uốn dạng chiết chi hoặc tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng để chống lại sức gió.

Thế ngũ phúc ở cây cảnh bonsai

Theo các nghệ nhân thì bonsai thế ngũ phúc cũng tương tự như thế tam đa, thế này thường ở dáng trực biến hóa thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, 2 thế này đều là cây trực thợ, cây ngũ phúc 5 tầng.

Xem thêm  18 loại cây "nên và không nên" đặt trong phòng ngủ

Quá trình thực hiện bạn có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm tán nữa là được.

Cây bonsai thế ngũ phúc có dáng to đẹp với ý muốn chúc tụng Phúc – Lộc – Thọ.

*

Trong đó, Phúc là có phúc, tốt lành và may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, an là sống an ổn không bị xáo trộn, còn khang là vui vẻ.

Thế ngũ nhạc

Cây cảnh bonsai thế ngũ nhạc mô phòng 5 ông già ngồi đàm đạo hoặc cảnh 5 ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn.

Xem thêm: Oregano Là Cây Gì? Lá Oregano Là Gì ? Lá Oregano Để Làm Gì? Lá Oregano Là Gì

Thế này sẽ trồng 5 cây trong cùng 1 chậu để làm cảnh núi rừng, mỗi cây đều có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng xiêu, cây nằm nhưng phải có cây lớn cây nhỏ khác nhau.

Thế bạt phong

Đây là dáng cây thể hiện sự hiên ngang, thế đứng giống như một anh hùng đang vượt qua muôn trùng sóng gió và bão táp bằng sự kiên cường của mình.

Với thế tạo hình cây này thì các nhánh, cành được uốn nắn tỉ mỉ và kéo xuôi về phía sau ngược chiều với dáng của cây.

Nên tỉa các tán thưa đi vì sẽ nhìn được rõ tán, nhánh và cành, điều này còn mang lại cảm giác lượn sóng huyền ảo như đang có gió thổi mạnh vào tán cây, tạo được thẩm mỹ cho người nhìn hơn.

Thế bạt phong hồi đầu

Thế này cũng giống như thế bạt phong nhưng được cách điệu bằng cách điều chỉnh cổ cây quặt về phía sau. Đây là thế mang ý nghĩa thể hiện hình ảnh con người cố gắng vượt qua mọi khó khăn bão táp.

Ngoài ra, việc cổ cây quay về phía sau còn thể hiện sự lưu luyến, quay đầu nhớ cố hương của con người khi phải xa nhà.

*

Thế thác đổ cây bonsai cổ

Đây là dạng cây cảnh có thân vươn ra ngoài miệng chậu, ngọn cây hướng xuống dưới đáy chậu và uốn cong xà xuống bên dưới chậu.

Tán và cành vươn lên kiểu bậc thang nhìn như thác nước đang chảy rất đẹp, biểu hiện cho sức sống căng tràn.

Thế hạc lập

Đây là thế cây có dáng đầu ngẩng lên cao, đuôi và hai cánh hơi khép lại chứ không xoè ra như thế phượng vũ.

Cành được uốn mềm mại ôm lấy thân cây tạo nên một chú chim hạc có mình dài, đầu ngẩng cao với mỏ hạc được uốn lại từ ngọn cây.

Thế hạc lập này nhìn rất oai vệ , thể hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, cũng như tượng trưng cho sự thành công trong cuộc sống.

*

Thế phượng vũ

Đây là thế cây tương đối khó thực hiện, phải có những nghệ nhân cao tay mới thực hiện được.

Phải chọn những cây có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, có thân ngắn để vặt làm mình chim, ngọn hồi đầu làm đầu chim.

Thế này được tạo theo dáng hình chim phượng đang múa nên khi chọn cây phải đầy đủ các cành.

Cành làm đuôi chim phải uốn xoà ra phía sau, hai cành bên uốn xèo rộng ra như hình cánh chim đang múa, các cành phụ còn lại uốn che thân cây làm hầu ức.

*

Thế phụ tử, mẫu tử

Cách thực hiện: Cây có 2 thân cùng gốc. Đây là thế cây có dáng trực, khoẻ khoắn, thể hiện sự che chở bảo vệ và tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái.

Thế này phải chọn cây có 2 thân cùng gốc với đường kính thân cây con phải nhỏ hơn cây cha mẹ và chiều cao không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ.

Bạn có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn cho thân cây cho mẹ, thân cây con nên phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ miễn sao nhìn không bị rối hoặc bị các cành của thân cha mẹ che lấp là được.

*

Tán cây cha mẹ và tán cây con phải hài hoà, tạo thành một thể thống nhất mới tạo nên sự mềm mại, uyển chuyển.

Thế huynh đệ

Đây là thế cây hai thân một gốc được các nghệ nhân uốn nắn để thể hiện cho tình huynh đệ trong một nhà, tình cảm anh em gắn bó keo sơn.

Khi tạo phải chọn những cây chạc liền cùng với gốc và phải khép sát nhau. Độ lớn và chiều cao của cây anh phải lớn hơn cây em vào khoảng 10 với 8.

Thế này thường thể hiện tình anh em giữa anh em trai với 2 cây mang dáng vóc khoẻ khoắn và tình anh trai, em gái với một thân to thẳng khoẻ và một thân nhỏ mềm mại.

*

Thế rừng cây

Đây là thế cây tương đối dễ làm. Khi thực hiện bạn phải chú ý đến độ cao thấp của những cây được trồng sao cho phù hợp, nhìn giống như 1 khu rừng.

Ngoài ra, chúng ta cần quan tâm đến sự liên kết giữa các thân cây, chừa tán cây sao cho khắc họa được đường viền trong quần thể làm một.

*

Thế tiều phu quải tử

Đây là thế phải chọn những cây cổ thụ, gốc rễ lồi lõm, thân cây gân guốc càng tốt.

Cây phải có dáng đổ ngã phong trần với một nhánh cây mọc cùng gốc hoặc trên thân.

Nhánh cây tử có dáng mọc cao hơn, nằm trên lưng cây tiều phu, dáng nhỏ nhưng mang vẻ già nua, thường được chừa hai tàn một ngọn.

*

Thế phụ tử giao chi

Thế này có dáng tương đối giống với thế huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa,…nhưng khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mô tả tính tình quan hệ với nhau.

Cây tử sẽ có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi, thể hiện tình cảm cha con gắn bó khăng khít, không bao giờ rời xa nhau.

*

Thế lưỡng long tranh châu

Đây là thế cây được uốn bởi 2 cây trồng chung một chậu.

Tiến hành uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, đầu chụm lại nằm ở giữa như đang tranh nhau hạt minh châu vậy, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa.

Xem thêm  Cây Bằng Lăng

Thế này người ta thường uốn bằng cây mai chiếu thủy, cần thăng kim quýt hay cùm nụm rô.

*

Thế long bàn hổ phục

Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân nên khi tạo phải chú ý cây long ở bên trái, cây hổ ở bên phải, rễ hai chân hổ chồm ra, rễ hai chân rồng ngấu xuống

Nhớ là gốc cây long phải nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, cành bên trái uốn tỉ mỉ để làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi.

Gốc cây hổ thân bò trường lên chậu, đầu cúi xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân, ngọn vươn lên làm đuôi.

*

Thế long mã hồi đầu

Thế này được tạo từ hai cây to riêng biệt hay cùng gốc cũng được nhưng phải một cây cao và một cây thấp. Chọn cây có bộ rễ xòe ra giống như chân thú.

Thế này rất khó uốn, chúng ta phải chọn những cây mềm dẻo, có nhiều rễ và phải uốn vô cùng kì công, tỉ mỉ mới hoàn thành được.

Cây thấp phải có thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tàn nhánh, tạo thành dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên.

Cây cao uốn theo kiểu cong vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn nên uốn và để tàn to rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng.

*

Thế long đàn phượng vũ

Thế này có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Chúng ta nên chọn những cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng.

Cây làm rồng uốn thân cong hạ thấp, các tán làm chi xòe ra bốn phía, ngọn ngã về phía sau để làm đuôi rồng.

Cây làm phượng uốn thân ngã ngang qua ôm lấy mình cây rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.

*

Thế long cuốn thủy

Thế này nên chọn những cây gốc to, uốn cong lại làm đầu cúi xuống lấy nước, thêm mắt, mũi miệng bởi những tán cây.

Người ta thường dùng cây mai chiếu thủy, cây kim quýt để tạo thế long cuốn thủy này.

*

Thế long thăng

Đây là thế khó uốn bởi bạn phải tạo được đầu rồng to nhưng đuôi nhỏ.

Vì thế phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to và tạo thêm mũi miệng cho rồng.

Thân rồng thì bạn chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây là được.

Chú ý phải tạo dáng sao cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên.

Thế này tượng trưng cho sức mạnh, luôn tiến về phía trước để thành công.

*

Thế long giáng

Thế này tạo đầu rồng chúi xuống, ngực nằm trên mặt chậu, cành nhánh làm mây bao lấy chân uốn khúc trong tư thế đáp xuống.

Nói chung bạn cứ tạo hình ngược lại thế long thăng là thành công.

Đây là thế có dáng đầu to đuôi nhỏ, cành nhánh xếp gọn lại để tạo dáng hạ xuống, tượng trưng cho tính ôn hoà mềm mỏng nhưng không kém phần oai phong quyền lực.

*

Những cây kiểng bonsai đẹp nhất thế giới hiện nay

Ngoài những thế cây kiểng bonsai lớn chúng tôi vừa chia sẻ trên thì còn có các cây kiểng bonsai mini để trong nhà hoặc để bàn cũng rất được ưa chuộng.

Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số loại cây kiểng bonsai mini đẹp nhất thế giới cho bạn tham khảo:

Bonsai Tử Đằng

Tử Đằng có dáng mảnh kiêu sa lả lướt nhưng đầy tinh tế, hoa nở màu tím thể hiện sự son sắc, thủy chung tinh khiết.

Theo quan niệm của người Trung thì tặng chậu bonsai tử đằng sẽ mang ý nghĩa tôn vinh tình bạn, quý mến và tin tưởng.

Còn ở phương Tây thì bonsai tử đằng có có khái niệm là sự quý mến, tôn trọng và bày tỏ sự ngưỡng mộ lẫn nhau.

*

Cây bonsai cherry

Cây với kiểu dáng thanh nhỏ, lúc lắc triễu cành quả.

Theo những chuyên gia chơi cây cảnh đánh giá cây cherry thuộc Top 10 cây cảnh đẹp nhất thế giới.

Cây nhỏ nhắn, xinh xắn cùng với quả cherry chín mộng đẹp mắt rất thích hợp để bàn hoặc trang trí nội thất.

*

Bonsai hoa anh đào

Bonsai hoa anh đào chúng ta thường liên tưởng đến nước Nhật. Ngày nay, người chơi cây cảnh đã biến hoa những cây hoa anh đào thành dạng bonsai mini dùng làm vật trang trí để bàn.

Chậu bonsai không lá mà chỉ đơm hoa như chứa đựng tài lộc tấn tiến.

Ngoài ra, hoa anh đào còn là biểu tượng của khởi đầu mới, hoa không chỉ có màu hồng xinh xắn mà còn là hiện thân của cội nguồn văn hóa và tư tưởng triết học Nhật.

*

Cây hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn cũng được các nghệ nhân chế tác thành tác phẩm bonsai mini để bàn làm việc.

Hoa mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh, đây còn là loại hoa vương giả, sang trọng ở Trung Quốc là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp.

*

Bonsai ớt cảnh mini

Cây ớt mang ý nghĩa trong dịp đầu xuân, vì thế chọn chậu bonsai ớt cảnh mini có cả chùm quả đỏ lẫn xanh và hoa,…sẽ mang ý nghĩa lộc, quả tràn đầy vào dịp năm mới.

Xem thêm: Cẩm Nang Về Thức Ăn Cho Chó Phú Quốc Ăn Gì, Cho Chó Phú Quốc Ăn Gì Để Phát Triển Tốt Nhất

*

Táo cảnh 1 quả

Chậu bonsai tạo ấn tượng độc đáo với chỉ 1 quả táo.

Tuy không mang nhiều ý nghĩa phong thủy hay tính ngưỡng những chậu bonsai này là một trong những cây cảnh đẹp mang dáng cây khỏe khoắn dùng để trang trí trong nhà mang lại sự sang trọng và đẹp mắt cho không gian.

*

Hy vọng bài viết trên của chúng tôi vừa chia sẻ những thế bonsai đẹp cũng như những loại cây bonsai đẹp nhất hiện nay cho bạn tham khảo.