9 loại trái cây thuần Việt cứ mua không lo mua phải hàng Trung Quốc

Việt Nam có rất nhiều loại trái cây bổ dưỡng và thơm ngon không kém các loại trái cây nhập khác. Hãy tham khảo cùng Bách hóa XANH tìm hiểu những loại trái cây thuần Việt cho chị em thoải mái mua không lo mua phải hàng Trung Quốc nhé!

Trái cây là loại thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng bởi nó ngon miệng, bổ dưỡng. Khi sử dụng, bạn có thể ăn trái cây theo kiểu truyền thống hoặc chế biến trái cây thành các món nước ép, dầm, sinh tố,…

Vậy hãy theo dõi hết bài viết này để biết được những loại trái cây thuần Việt, chị em thoải mái mua mà không lo mua phải hàng Trung Quốc nhé.

1 Vải thiều

Vải thiều

Nhắc đến trái cây Việt Nam đầu tiên là nghĩ ngay đến vải thiều Lục Ngạn, vải thiều hiện nay rất được bạn bè quốc tế sử dụng và ưa thích. Vải thiều không chỉ có vị thơm ngon mà còn mọng nước. Loại quả này không có ở Trung Quốc và các thương lái Trung Quốc tìm đến và nhập khẩu về nước họ. Nên bạn có thể thoải mái mua vải thiều mà không sợ mua phải hàng Trung Quốc nhé.

>> Bí quyết chọn mua vải thiều tươi ngon, dày cùi không sâu đầu

2 Sầu riêng

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây vô cùng thơm ngon của Việt Nam được xuất khẩu qua nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, sầu riêng ở nước ta chưa bao giờ được nhập khẩu từ Trung Quốc, nên chị em có thể yên tâm nhé. Với vị thơm ngon, béo ngậy, sầu riêng được người dân trong và ngoài nước ưa thích.

Xem thêm  Cây xoan đào là cây gì? Thuộc nhóm mấy? Tác dụng của cây xoan đào là gì?

>> Cách chọn sầu riêng ngon, không ép chín

3 Bưởi

Bưởi

Bưởi có rất nhiều loại như bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, bưởi Đoan Hùng,… được rất nhiều chị em ưa chuộng bởi bưởi có tác dụng giảm cân, đẹp dáng. Và bưởi cũng là loại hoa quả cho năng suất cao nên được Việt Nam xuất khẩu đi các nước khác, không bao giờ nhập khẩu từ Trung Quốc về.

4 Chuối

Chuối

Chuối cũng là một loại trái cây được mọi người Việt Nam ưa chuộng, chuối có nhiều loại như chuối sáp, chuối sứ, chuối tiêu,… Và loại hoa quả này cũng được Việt Nam xuất khẩu đi các nước khác nhưng không nhập từ Trung Quốc về, bạn có thể thoải mái sử dụng mà không lo mua phải hàng Trung Quốc nhé.

5 Thanh long

Thanh long được trồng trọt chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang,… đây là một loại hoa quả có sản lượng xuất khẩu đi mỗi năm sang nước ngoài rất cao. Vì sản lượng thanh long trong nước vô cùng lớn, nên nước ta không cần nhập khẩu thanh long từ bất cứ nước nào về. Với loại quả này, bạn có thể yên tâm sử dụng thoải mái nhé.

6 Dưa hấu

Dưa hấu

Dưa hấu được trồng tại rất nhiều tỉnh trên khắp Việt Nam, nên sản lượng dưa hấu mỗi năm của Việt Nam rất cao, vì vậy dưa hấu chỉ được xuất khẩu đi sang nước khác chứ không bao giờ được nhập khẩu từ Trung Quốc về.

Xem thêm  8 loại cây gia vị Châu Âu cực dễ trồng trong khu vườn của bạn

7 Vú sữa

Vú sữa

Không nói quá nhưng Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có sản lượng vú sữa được xuất khẩu ra nước ngoài khá cao, đặc biệt là vú sữa Lò Rèn. Với hương vị thơm ngon, lạ miệng và bổ dưỡng, chị em đừng bỏ qua loại trái cây thuần Việt này nhé.

8 Măng cụt

Măng cụt

Với vẻ ngoài bắt mắt, độc đáo múi măng cụt độc lạ, mùi vị thơm ngon, nhiều dinh dưỡng, vì vậy măng cụt được xem là “nữ hoàng” trong giới trái cây. Măng cụt được trồng chủ yếu nhiều nhất tại Bến Tre, và đây cũng là loại trái cây thuần Việt không nhập khẩu từ Trung Quốc về.

9 Hồng xiêm

Hồng xiêm

Hồng xiêm (hay sapoche) có vẻ ngoài mềm mềm, với vị ngọt thanh nên rất được các chị em ưa thích và mua về sử dụng. Đây là một loại trái cây được trồng chủ yếu ở Tiền Giang và hàng năm cho ra một sản lượng rất lớn. Chị em có thể thoải mái mua hồng xiêm về cho các thành viên trong gia đình sử dụng, vì đây là một loại trái cây thuần Việt, không hề nhập khẩu từ Trung Quốc.

Trên đây là 9 loại quả chị em có thể thoải mái mua về mà không cần sợ mua nhầm hàng Trung Quốc, nếu có loại hoa quả thuần Việt nào khác hãy chia sẻ thêm về cho Bách hóa XANH nhé!

Mua trái cây Việt Nam tươi ngon tại Bách hóa XANH:

Xem thêm  Cây chùm ngây với những công dụng tuyệt vời Phòng khám Đông y Phúc Thành

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH