Cách Chăm Sóc Cây Lưỡi Hổ Trong Nhà – Thoáng Đẹp Không Gian

Một số câu hỏi thường gặp khi trồng cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?

Cây lưỡi hổ không kén vị trí đặt, miễn là nơi đó có ánh sáng. Bạn có thể đặt cây lưỡi hổ ở ngoài phòng khách, ở gần cửa ra vào để trang trí cho không gian nhà ở. Ngoài ra, cây lưỡi hổ là loại cây có thể hút được các bức xạ điện từ, nên bạn có thể đặt cây ở trên bàn làm việc, ở gần tivi.

Khác với những cây thông thường, cây lưỡi hổ còn có thể thở ra khí oxi vào ban đêm nhờ vào chu trình cam. Vì thế, cây lưỡi hổ đặt trong phòng ngủ rất tốt mà không sợ bị ngộp

Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có thể được nhân giống bằng việc tách bụi hoặc giâm lá.

Khi trồng một thời gian, bạn sẽ thấy lưỡi hổ tự mọc các chồi con từ dưới đất. Để nhân giống, bạn có thể chờ 3-4 tuần để chồi con phát triển và đủ lớn. Khi đó, tiến hành lấy cây ra khỏi chậu và gỡ bớt đất ở phần chồi. Sử dụng một chiếc dao sạch đã khử khuẩn bằng cồn 70 độ để tách chồi ra. Sau đó, không nên trồng ngay mà nên phơi cây ở nơi thoáng mát trong 1-2 ngày để khô vết cắt rồi mới trồng. Bạn có thể nhúng cây vào bột kích rễ để chồi con mau lớn hơn (không bắt buộc)

Xem thêm  TOP 30 loại hoa chưng ngày Tết để may mắn cả năm 2022? Hoa gì nên tránh?

Bạn cũng có thể cắt lá để giâm, cây mới sẽ mọc lên từ gốc mép lá. Tuy nhiên, phương pháp ươm cây từ lá này rất lâu (2-3 tháng) và có tỉ lệ thành công thấp. Nguyên nhân là do lá ươm dễ bị úng nước hoặc thối gốc.

Cách cứu cây lưỡi hổ bị úng rễ

Úng rễ là vấn đề gây chết cây thường gặp nhất khi trồng lưỡi hổ. Bạn sẽ thấy cây có mùi tanh thối, gốc lá bị nhũn nước và rũ xuống. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tưới nước quá nhiều hoặc cây bị nấm. Ban Công Xanh đã có một bài viết chi tiết về cách cấp cứu cho cây trong trường hợp này, bạn có thể click vào link bên dưới để xem thêm:

Cây lưỡi hổ bị thối rễ – cách nhận biết và “cấp cứu” cho cây

Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây có chứa chất độc saponin có thể gây độc nhẹ (mildly toxic) đối với chó và mèo và có thể dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa nếu ăn phải. Do đó, tránh để trẻ em tiếp xúc gần với nó.

Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

Có thể bạn chưa biết, lưỡi hổ nằm trong danh sách nhóm cây trồng trong nhà được NASA công nhận về khả năng lọc không khí. Không chỉ giúp cho không khí trong nhà trong lành và mát mẻ hơn, lưỡi hổ còn có thể hấp thụ các chất độc từ nội thất như formaldehyde, xylene, benzene, toluene, and trichloroethylene. Ngoài ra, nó còn có thể hút được các bức xạ điện từ phát ra từ tivi, máy vi tính, lò vi sóng,..

Xem thêm  16 loại cây trồng trong nhà không cần ánh sáng, dễ sống và tốt cho sức khỏe

Bên cạnh đó, lưỡi hổ là loại cây đặc biệt có chu trình CAM (tức là cây vẫn thở ra oxi vào ban đêm). Điều này, khiến cây lưỡi hổ trở thành lựa chọn tối ưu để trồng trong nhà và trong phòng ngủ.