Cây hương đào là cây gì? Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủy

Bạn đã biết cây hương đào là cây gì chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Bách hóa XANH tìm hiểu về cây hương đào và ý nghĩa của cây hương đào trong phong thủy nhé.

Là một loại cây cảnh đẹp để trang trí, cây hương đào là một sự lựa chọn phù hợp với những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cùng tìm hiểu cây hương đào có những ý nghĩa phong thủy gì và cách trồng, cách chăm sóc loại cây này nhé.

1 Cây hương đào là cây gì?

Cây hương đào là cây gì?Cây hương đào là cây gì?

Cây hương đào có tên khoa học là Myrtus Communis, thuộc họ đào kim nương và hay còn được gọi với tên gọi khác như đào kim nhưỡng, cây sim. Có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, ở nước ta cây hương đào thường được trồng chủ yếu để lấy dầu và được trồng làm cảnh.

Cây hương đào là cây bụi thường xanh, chiều cao khoảng 2-5m và cây phân thành nhiều nhánh. Các lá mọc đối, nhỏ dài khoảng 3-5cm và có màu xanh đen, lá chứa tinh dầu và khi vò có mùi thơm đặc biệt.

Cây ra hoa nhiều vào cuối mùa hè, hoa cây hương đào màu trắng có 5 cánh tựa như hoa đào, quả mọng có màu tím đen giống quả sim.

2 Công dụng của cây hương đào

Công dụng ngâm rượu

Công dụng ngâm rượuCông dụng ngâm rượu

Cây hương đào thường được sử dụng để ngâm một loại rượu gọi là Mirto có mùi rất thơm. Rượu Mirto là thức uống đặc sản ở vùng Sardinia và thường có hai loại:

  • Mirto Rosso: Loại rượu này có màu đỏ, được ngâm từ những quả hương đào có màu tím đen.
  • Mirto Bianco: Rượu có màu trắng và được ngâm từ những quả hương đào có màu vàng.
Xem thêm  30 cây thủy sinh cần ánh sáng yếu dễ dàng cho người mới bắt đầu

Công dụng trang trí

Công dụng trang tríCông dụng trang trí

Các cây hương đào lớn được trồng để làm cây cảnh ở sân vườn nhà, văn phòng, công viên hay được trồng để làm hàng rào, ngày nay người ta còn trồng cây hương đào trong những chậu cây nhỏ xinh để đặt bàn.

Với khả năng diệt nấm mốc và hút ẩm trong nhà nên cây hương đào là một sự lựa chọn hoàn hảo để thay đổi không khí mới, xóa đi những u ám của mưa, đồng thời cây còn cung cấp oxy nên việc đặt cây trong phòng ngủ cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Công dụng chữa bệnh

Công dụng chữa bệnhCông dụng chữa bệnh

Trong y học, cây hương đào được biết đến có tác dụng kháng khuẩn và khử trùng cao, dùng lá cây hương đào tươi rửa sạch, sắc lấy nước để rửa có tác dụng rất hiệu quả trong việc chữa các bệnh ngoài da.

Chế tạo hương thơm

Chế tạo hương thơmChế tạo hương thơm

Vì lá của cây hương đào có tinh dầu nên chúng còn được chiết xuất để diệt muỗi, trị các vết cắn của côn trùng và giúp căn phòng luôn thoáng mát nhờ mùi thơm dễ chịu của tinh dầu.

3 Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủy

Ý nghĩa cây hương đào trong phong thủyÝ nghĩa cây hương đào trong phong thủy

Trong phong thủy, cây hương đào có ý nghĩa giúp mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp người ốm đau, bệnh tật trở nên khỏe mạnh hơn, người già hóa trẻ nên cây hương đào còn được gọi là cây thiêng liêng.

Xem thêm  Tiểu cảnh Terrarium là gì mà làm các tín đồ cây cảnh mất ăn mất ngủ

Bên cạnh đó, cây hương đào còn là biểu tượng của sự hòa bình, bình yên và vui vẻ, tạo tâm lý dễ chịu luôn đem đến những điều tươi mới trong cuộc sống.

4 Cách trồng và chăm sóc cây hương đào

Cách trồng và chăm sóc cây hương đàoCách trồng và chăm sóc cây hương đào

Để trồng cây hương đào, bạn hãy trồng trong đất giàu dinh dưỡng có trộn thêm phân bón hữu cơ và chọn loại đất dễ thấm nước. Sau đó bạn đặt bầu cây đã mua đặt vào chậu, cho đất trồng vào rồi dùng tay ấn nhẹ.

Lưu ý hãy tưới ít nước để cây nhanh ra rễ và đặt chậu cây ở những nơi có ánh nắng như ban công, kệ cửa sổ để cây phát triển. Bên cạnh đó, hãy để ý cây để phát hiện ra sâu bệnh và dùng thuốc diệt để không làm hại đến cây.

Để cây phát triển tốt, bạn không nên tưới quá nhiều nước cho cây vì cây không chịu được ngập, thay vào đó chỉ nên tưới 2 lần mỗi tuần cho cây để cây giữ được độ ẩm tốt.

Hy vọng rằng những thông tin về cây hương đào và cách trồng, chăm sóc cây hương đào mà Bách hóa XANH đã chia sẻ, bạn sẽ trồng được những cây hương đào xanh tốt ở nhà nhé.

Chọn mua sáp thơm, túi thơm bán tại Bách hóa XANH:

Bách hóa XANH