Bán Cây Lộc Vừng Cổ Thụ Dáng đẹp, Giá Tốt, Tư Vấn Cách Trồng

Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh quý được ưa chuộng trồng trước nhà các khu biệt thự, các công trình nhà ở trong nhiều năm trở lại đây. Bởi theo phong thủy phương Đông, đây là loại cây cảnh thuộc bộ tứ Sanh – Sung – Tùng – Lộc, tượng trưng cho may mắn và tài lộc, giúp gia chủ thăng tiến trong công việc và cuộc sống . Vậy cách trồng và chăm sóc cây như thế nào? đia chỉ mua cây lộc vừng uy tín ở đâu?. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc cây lộc vừng

  • Tên thường gọi: Cây lộc vừng, cây mưng, lộc vừng cảnh
  • Tên khoa học: Barringtonia Acutangula.
  • Thuộc chi: Lộc vừng.
  • Nguồn gốc: Các vùng đất ẩm ven biển Bắc Úc, Nam Á và một số nước Đông Nam Á.

Theo wikipedia : Lộc Vừng

Cây lộc vừng
Cây lộc vừng cổ thụ trồng trước nhà ra hoa rất đẹp

2. Đặc điểm cây lộc vừng

2.1. Đặc điểm hình thái

Thân cây

Lộc vừng là một loại cây thân gỗ cỡ nhỡ, chiều cao trung bình từ 5 – 8m. Thân cây trồng lâu năm sẽ có phần vỏ hơi xù xì, đường kính dao động từ 15 – 40cm. Nếu sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên, lộc vừng có thể phát triển như một loại cây cổ thụ với nhiều cành nhánh khẳng khiu và tán lá xum xuê.

Cây lộc vừng khủng dáng cây cao lớn, đường kính to
Lộc vừng thân “khủng”

Lá lộc vừng

Lá cây lộc vừng khá to, dạng trứng thuôn dài với các đường gân nổi rõ. Phần gốc lá thon hẹp, phần đầu có mũi nhọn hoặc hơi tù, quanh mép có răng cưa nhỏ. Ngoài ra, lá cây còn có vị hơi chua và chát nên thường được dùng để làm rau ăn kèm, đặc biệt là các món gỏi.

Lá lộc vừng
Lá lộc vừng có răng cưa nhỏ, vị hơi chua

Hoa lộc vừng

Hoa lộc vừng nhỏ và khá sai, thường mọc thành chùm đỏ thẳng dài khoảng 40cm như những chuỗi pháo giấy ngày Tết. Hình ảnh này còn khiến chúng ta liên tưởng đến những chùm liễu rủ thướt tha, mềm mại.

Ngoài ra, ở một số nơi còn có lộc vừng hoa trắnglộc vừng hoa vàng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là lộc vừng hoa đỏ. Đến mùa hoa nở sẽ có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng, tạo cho không gian cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu.

Hoa lộc vừng
Hoa lộc vừng mọc thành từng chùm rủ xuống thướt tha

Quả lộc vừng

Quả lộc vừng mọc xen kẽ với hoa và so le nhau. Thông thường thì quả tròn mọc đơn, dày 2cm gồm 4 đường gân ở cạnh.

2.2. Đặc điểm sinh trưởng

  • Lộc vừng là loại cây có tuổi thọ lâu năm, sinh trưởng nhanh trong điều kiện tự nhiên.
  • Cây ưa sáng, ưa ẩm ở mức trung bình, phát triển mạnh trên các nền đất thịt hoặc đất mùn có pha cát.
  • Mùa hoa lộc vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 8 hằng năm. Mùa đông, cây không còn nở hoa nữa, lúc này lá cây bắt đầu rụng. Quá trình đâm chồi nảy lộc của cây lại tiếp tục khi sang đầu xuân.
Lộc vừng công trình cao hàng chục mét, giá bán cực kỳ tốt
Cây hoa lộc vừng kích thước lớn

3. Cây lộc vừng có mấy loại? – Cách phân biệt

Hiện nay, lộc vừng xuất hiện trên thị trường với rất nhiều chủng loại và kiểu dáng khác nhau. Để phân biệt được thì bạn cần hiểu rõ về những đặc điểm cũng như nguồn gốc của từng loại.

3.1. Lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia Acutangula)

Đây chính là loại lộc vừng phổ biến nhất hiện nay. Lộc vừng hoa đỏ có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước ven biển ở phía Nam châu Á và Bắc châu Úc.

Chúng nổi bật với những chùm hoa có màu sắc đỏ tươi, rực rỡ mà nhiều người quan niệm đây chính là tài lộc dồi dào. Ngoài ra, trong Đông Y, cây còn được sử dụng để điều trị các bệnh cảm lạnh, tiêu chảy, đau răng.

Lộc vừng hoa đỏ
Lộc vừng hoa đỏ là loại phổ biến nhất hiện nay

3.2. Lộc vừng hoa trắng (Barringtonia racemosa (L) Roxb)

Lộc vừng hoa trắng còn được biết đến với cái tên khác như cây hoa chùm, chiếc chùm,…Loại hoa này khi nở sẽ mọc thành những chùm trắng hoặc hồng nhạt rủ xuống thướt tha. Đặc biệt hoa lộc vừng trắng có mùi rất thơm và vô cùng quyến rũ, thích hợp trồng làm cây cảnh trang trí sân vườn.

Lộc vừng hoa trắng
Lộc vừng hoa trắng có hương thơm quyến rũ

3.3. Cây rau vừng (Barringtonia Asiatica)

Cây rau vừng có nguồn gốc từ những khu vực rừng ngập mặn ven các bờ biển, dọc theo khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ở nước ta, loại lộc vùng này chủ yếu tập trung ở khu vực Nam Bộ và có khả năng chiu hạn, chịu mặn rất tốt.

Một đặc điểm nhận biết để phân biệt cây rau vừng với cá loại lộc vừng khác là quả của cây không được tạo nên từ hoa mà mọc từ chính cành cây, mặt cắt ngang của quả có dạng hình hộp. Ngoài ra, tán cây thường khá to và xum xuê nên cây rau vừng thường được trồng để làm cây bóng mát.

Xem thêm  Ý nghĩa, cách trồng và công dụng thần kỳ của cây mộc hương
Cây chiếc
Cây rau vừng có tán khá to và rậm rạp

4. Ý nghĩa cây lộc vừng

4.1. Lộc vừng mang lại may mắn tài lộc

Theo như dân gian truyền lại thì “vừng” trong “vừng ơi mở cửa ra” trích từ chuyện cổ tích “Alibaba và 40 tên cướp” là câu thần chú để mở ra kho báu, “Lộc Vừng” có

nghĩa là mở cửa ra cho tài lộc vào nhà.

Việc trồng cây lộc vừng hiện nay đang diễn ra rất phổ biến và nó được cho là mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau.

  • Cây có tuổi thọ cao, cành lá tươi tốt tượng trưng cho sự trường thọ, cuộc sống ấm no, lâu bền.
  • Cây có hoa dạng chùm, buông xuống như những chùm pháo ngày Tết mang ý nghĩa may mắn, hoan hỷ, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở.

Cũng chính vì ý nghĩa này mà ngày nay, lộc vừng được xếp vào bộ tứ những loại cây

phong thủy quý của văn hóa các nước phương Đông Sanh – Sung – Tùng – Lộc, mang ý nghĩa về tài lộc, thịnh vượng lâu dài.

Xem thêm bài viết chi tiết về: Ý nghĩa phong thủy của Cây sung

Cây lộc vừng phong thủy
Lộc vừng hoa đỏ trồng trong các đình chùa

4.2. Ý Nghĩa phong thủy

Theo phong thủy phương Đông, cửa nhà chính là nơi đón các luồng khí từ bên ngoài bao gồm cả tà khí và vượng khí. Khi trồng cây lộc vừng trước nhà thì màu đỏ của hoa sẽ giúp tích tụ dương khí, xua đuổi tà khí, mang đến phước lành, tài lộc.

Tuy nhiên, lộc vừng lại là loại cây có tán lớn nên khi trước khi trồng bạn cũng nên lưu ý trồng ở những vị trí rộng rãi, thoáng đãng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến các chuyên gia về phong thủy để từ đó lựa chọn được hướng trồng cây phù hợp và phát huy được tối đa phong thủy nhé!

Xem thêm thông tin bài viết về : Dịch vụ Thiết kế sân vườn đẹp

Trồng cây lộc vừng trước nhà
Trồng cây lộc vừng trước nhà

5. Cây lộc vừng bonsai

Bên cạnh những cây lộc vừng công trình cao lớn thì lộc vừng bonsai ngày càng được nhiều người ưa chuộng làm cây phong thủy trang trí trong gia đình bởi thế cây đẹp và dễ dàng uốn được theo nhiều dáng khác nhau. Cây lộc vừng bonsai có chiều cao từ 2 – 2,5m; đường kính thân khoảng 25 – 30cm. Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, bên cạnh những cây cảnh Tết thông thường như đào, quất, mai thì lộc vừng bonsai cũng là một lựa chọn cực kì hợp lí để trang trí nhà cửa, rước tài lộc vào nhà.

Ngoài ra, lộc vừng bonsai kết hợp với tùng la hán còn là một trong những món quà tặng vô cùng thiết thực mà bạn có thể tặng cho bạn bè, người thân nhân những dịp đặc biệt như khai trương, tân gia nhà mới,…

Lộc vừng bonsai
Lộc vừng bonsai phong thủy trồng trước nhà

6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lộc vừng đúng cách

Để cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất thì bạn cần phải đảm bảo đúng các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đúng cách.

6.1. Về đất trồng

Khi trồng cây, bạn nên sử dụng các loại đất thịt dinh dưỡng hoặc các loại đất mùn có pha cát, đồng thời trộn thêm các loại phân chuồng, xỉ than,…Sau 2 – 3 năm trồng, bạn nên thay đất mới và trồng lại cây để cây có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng và phát triển bình thường.

6.2. Cách trồng và chăm sóc cho công trình

  • Cây lộc vừng trồng công trình, cảnh quan thường là những cây to cao trên 2m. Trước khi trồng bạn nên đào hố có kích thước tương ứng với kích thước bầu sau đó thêm các loại xơ dừa, tro trấu và một ít phân chuồng trộn đều.
  • Khi trồng bạn đạt cây vào chính giữa hố sao cho dáng cây luôn đứng thẳng, lấp đất xung quanh bầu và nén đất với một lực vừa phải.
  • Dùng cọc cố định chống ở vị trí 2/3 thân cây để tránh cho cây không bị đổ ngã khi mưa to, gió lớn.
  • Tưới nước giữ ẩm cho cây hằng ngày. Khi thấy cây bắt đầu ra chồi tức là rễ cây đã hồi phục và cho ra rễ mới. Lúc này bạn có thể giảm bớt số lần tưới trong tuần khoảng 3 – 4 lần/ tuần.
  • Định kỳ hàng tháng bón phân DAP hoặc phân chuồng cho cây 1 lần đồng thời cắt tỉa những cành tăm, cành khuất tán để cây được thông thoáng và hạn chế các loại sâu bệnh gây hại.
Xem thêm  Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa giấy để cây luôn ra hoa
Trồng lộc vừng công trình
Dâm ủ lộc vừng công trình

6.3. Trồng và chăm sóc cây lộc vừng trong chậu

Đối với việc trồng cây lộc vừng trong chậu thì việc chăm sóc cây đòi hỏi tốn công nhiều hơn trồng ngoài đất một chút.

  • Trước hết bạn cần chọn một chậu trồng có kích cỡ tương đương với bầu cây và phải đảm bảo chậu có lỗ thoát nước dưới đáy.
  • Nước và phân bón là hai yếu tố quan trọng vì khi trồng chậu, rễ cây không thể tự tìm đến nguồn nước để cung cấp nuôi cây và lượng dinh dưỡng trong đất cũng bị hạn chế tối đa.
  • Bạn cần tưới nước cho cây định kỳ 2 ngày/ lần, bón phân DAP hoặc NPK 2 – 4 tuần/ lần để đảm bảo cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết nuôi cây phát triển.
Trồng lộc vừng trong ang, chậu cảnh
Trồng lộc vừng trong ang, chậu cảnh

7. Cách kích thích lộc vừng nhanh ra hoa đúng ý

Đối với những cây lộc vừng trồng trực tiếp ngoài đất hoặc công trình thì việc ra hoa của cây luôn đúng mùa trong khoảng tháng 8- 12 dương lịch và không cần bất kỳ tác động nào từ con người. Tuy nhiên khi trồng trong chậu hay trồng bonsai, đất thường nghèo dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình ra hoa đúng mùa của cây.

Để lộc vừng ra hoa đúng dịp Tết thì bạn nên chọn thời điểm kích thích cây bắt đầu từ tháng 9 âm lịch, tức là khoảng 3 tháng trước khi cây ra hoa. Sau đây là hai cách làm phổ biến và đem lại hiệu quả cao nhất mà được nhiều người áp dụng rộng rãi.

Cây lộc vừng công trình có đường kính hàng chục centimeter
Lộc vừng giâm ủ

Cách 1: Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước

  • Để thực hiện, trước hết bạn cần bịt lỗ thoát nước dưới đáy chậu sau đó đổ nước vào chậu sao cho nước ngập phần rễ cây khoảng 30%.
  • Sau khoảng 1 tháng bít lỗ, bạn mở để nước thoát ra. Lúc này bạn bắt đầu tiến hành phun cho cây 100g KNO3 kết hợp cùng 12ml Vitamin B1 cho một bình 8 lít.
  • Khi phun bạn nên chọn lúc chiều mát và phun ướt toàn bộ phần lá cây. Nên phun liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Cách 2: Siết nước và bỏ lá cây

Bằng cách này bạn có thể áp dụng được cho cả cây trồng trong chậu và cây trồng công trình.

  • Trước hết, bạn cần cắt nước, không tưới cho cây trong vòng 5 – 7 ngày.
  • Khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng thì bạn có thể tưới lượng nước giữ ẩm sau đó vặt bỏ tất cả các lá trên cây.
  • Tiến hành phun cho cây 100g KNO3 kết hợp cùng 12ml Vitamin B1 cho một bình 8 lít vào chiều mát. Phun liên tiếp 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
  • Khi thấy cây xuất hiện lá non thì bạn lại duy trì tưới nước cho cây đầy đủ.
Bán cây lộc vừng công trình
Lộc vừng công trình

8. Một số vấn đề thường gặp khi trồng lộc vừng và cách khắc phục

8.1. Cách khắc phục khi cây bị úng nước

  • Đánh bầu cây ra khỏi chậu, rửa sạch bệ và gốc cây (tránh việc làm vỡ bầu)
  • Vặt bỏ bớt lá, cắt bỏ phần rễ thối
  • Đợi rễ khô nước tiến hành bôi thêm thuốc kích dễ vào phần dễ mới cắt
  • Lấy xơ dừa, hoặc bao tải, quần áo cũ quấn quanh bầu cây
  • Chuẩn bị đất tơi xốp, hoai mục
  • Vệ sinh ang chậu và nên tạo điều kiện tốt để cây có thể thoát nước
  • Sau khi đã xử lý xong bộ dễ khoảng 3-5 ngày theo dõi cây ổn định thì tiến hành lấy đất đã chuẩn bị trồng lại

Lưu ý: Vì cây còn yếu rất dễ mất nước, nên để cây ở điều kiện nắng vừa phải, đặc biệt nắng gió tây thì phải có biện pháp che chắn.

8.2. Xử lý tình trạng cây ra hoa không đều trong năm

Thường xuyên cắt tỉa cành cây, điều này giúp hạn chế những cành dăm có độ tuổi không đồng đều, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc ra hoa không đồng đều trong năm. Khi nụ hoa chớm 2cm, ta phải uốn cong những cành dăm đã ra nụ để nụ chết đi và đến mùa sẽ mọc lại.

Xử lý cây lộc vừng ra hoa không đều
Xử lý cây lộc vừng ra hoa không đều

8.3. Xử lý bọ cánh cứng ăn lá

Trong quá trình phát triển, cây lộc vừng vẫn thường xuyên bị các loại nấm và sâu bệnh gây hại, đặc biệt là bọ cánh cứng. Loại sâu bệnh này sẽ ăn trụi lá cây, nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình nảy chồi, ra hoa. Để phòng trừ, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc sau đây:

  • Thuốc trừ sâu sinh học thương hiệu Đại Bàng, đặc trị sâu đã kháng thuốc.
  • Thuốc trừ sâu Regent 1,6g/ bình 16l.
  • Phân bón lá Atonik.
  • N3M + ComCat.
Xem thêm  Cách Tạo Dáng Cây Bông Trang, Cách Chăm Sóc Cây Trang Đỏ Tạo Hình - oecc.vn

Lưu ý: Bạn nên sử dụng bình xịt phun sương để phun lên lá cây vào các buổi chiều mát để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bọ cánh cứng ăn lá lộc vừng
Bọ cánh cứng ăn lá lộc vừng

8.4. Xử lý sâu đục thân cây lộc Vừng

Có thể nói, đây là một loại sâu bệnh nguy hại rất khó chữa trên 1 số các loại cây thân gỗ, cây bóng mát trồng công trình vì chúng thường kí sinh sâu trong thân, cành cây. Âm thầm gặm nhấm hết phần lõi khiến mạch rây và mạch gỗ không còn khả năng vận chuyển nước và khoáng nuôi dưỡng cây. Nếu không phát hiện kịp thời cây sẽ héo chết và rất dễ bị đổ, gãy khi gặp thời tiết mưa to, gió lớn. Cây Ba Miền sẽ hướng dẫn bạn nhanh cách phát hiện và xử lý loại sâu bệnh này:

Triệu chứng phát hiện sâu đục thân:

  • Hãy chú ý phần thân cây vì giống này nó sẽ đục trên thân, cành thành những lỗ tròn và sẽ thường phải thải phân ra ngoài. Nên nếu quan sát phần thân hoặc dưới gốc có mùn nâu trắng thì khả năng rất cao là cây đã nhiễm bệnh
  • Những trường hợp cây bị nhẹ thì hay có triệu chứng lá sẽ héo rũ khi gặp trời nắng, nhiệt độ cao và lại tươi tốt khi để qua đêm.
sâu đục thân trên cây lộc vừng
Sâu đục thân đục thành lỗ lơn trong thân cây

Các phòng và trị bệnh:

  • Lộc vừng là loại cây có tán rộng cành lá xum xuê, hãy tỉa bớt các cành già um tùm để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn và tránh được một số loại sâu bệnh. Ngoài việc chăm bón cho cây thì nên kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sâu bệnh và xử lý kịp thời.
  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cũng nên tham khảo 1 số thuốc bảo vệ thực vật (Busidin) về phun quanh gốc và cành sẽ có tác dụng chống sâu đục thân hiệu quả.
  • Nếu cây đã xác định nhiễm bệnh còn nhẹ thì nên cân nhắc chặt phần cành bị đục để tránh lây sang bộ phận khác.
  • Nếu cây đã nhiễm nặng nên tham khảo các loại thuốc có hoạt tính mạnh sau đây để diệt trừ sâu hại: Regent 800WG, Vibasudin 50ND, Viphensa 50ND, Bini 58 40ND. Tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng in trên bao bì.

Giá bán cây lộc vừng

Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được công dụng và ý nghĩa tuyệt vời mà cây lộc vừng mang lại và đang muốn biết mức giá là bao nhiêu?. Để làm rõ thì sẽ tùy theo kích thước, tuổi cây, mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau mà giá bán của cây lộc vừng cũng khá đa dạng từ mua lẻ đến giá cho công trình số lượng lớn. Dưới đây, là bảng báo giá bán lẻ theo chiều cao và đường kính cho bạn có thể tham khảo. Hãy liên hệ chúng tôi để nhận báo giá ưu đãi nhất !

Bảng báo giá cây lộc vừng tham khảo

SttChiều cao (m)Đường kính gốc (cm)Số lượngKhoảng giá (VND)11m4cm – 6cm122m -2.5m6cm – 7cm1800.000 – 1.000.00033m-4m8cm – 10cm11.000.000 -1.8000.00044m -5m12cm – 15cm13.000.000 – 5.000.00055m-7m25cm – 30 cm110.000.000 – 20.000.0006Lộc vừng cổ thụLộc vừng cổ thụ1Giá liên hệ : 0961486620

Mua Cây Lộc Vừng ở đâu uy tín ?

Với hệ hệ thống vườn ươm lâu năm, Cây Ba Miền tự hào là một trong những nhà vườn có lượng các loại cây xanh công trình, cây bóng mát…hàng đầu Vệt Nam. Lộc vừng là một trong số nhiều cây là thế mạnh của chúng tôi, với số lượng hàng dâm ủ lên đến hàng nghàn gốc Lộc vừng cổ thụ có thể cung cấp và phục vụ đa dạng nhu cầu người mua. Khách hàng mua cây của chúng tôi sẽ được bao gồm trọn gói từ khâu vận chuyển đến trồng và chăm sóc, bảo hành uy tín dài lâu.

vườn lộc vừng dâm ủ
Vườn lộc vừng cho công trình

Hy vọng sau bài viết này đã giúp bạn đọc có thêm thông tin cũng như sẽ lựa chọn cho mình cây lộc vừng làm cây cảnh, cây công trình trang trí cảnh quan vì những ý nghĩa tốt đẹp mà loại cây này mang lại.

Hãy liên hệ ngay đến số hotline 0961 486 620 hoặc để lại số điện thoại, email để được tư vấn và nhận báo giá ưu đãi nhất nhé. Ngoài ra, oecc.vn còn cung cấp nhiều loại cây ăn quả, cây bóng mát chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mọi người.