Đeo nhẫn cưới ngón nào, tay nào để hạnh phúc vẹn toàn?

Không ít người cảm thấy băn khoăn không biết ngón đeo nhẫn cưới là ngón nào. Bởi trên thực tế, nhẫn cưới đeo ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục của từng quốc gia, quan niệm mỗi người.

Từ lâu, nhẫn cưới đã được coi là một kỷ vật tình yêu thiêng liêng không thể thiếu trong ngày trọng đại của các đôi uyên ương. Nó giống như một minh chứng cho hạnh phúc lứa đôi, sự vĩnh hằng của tình yêu. Chính vì thế, vị trí ngón đeo nhẫn cũng mang ý nghĩa quan trọng đối với người đeo. Nhiều cô dâu chú rể sắp đến ngày cưới rồi vẫn chưa biết cách đeo nhẫn cưới như thế nào cho đúng.

Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn trả lời được câu hỏi nhẫn cưới đeo tay nào, nhẫn cưới đeo ngón nào.

Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới

Theo Hán học, nhẫn cưới được cắt nghĩa phù hợp với quan niệm đạo đức của đời sống vợ chồng. Chữ nhẫn có hình tượng là “con dao đâm vào tim”, nó minh chứng cho sự kiên trì, nhẫn nại. Chính vì thế, nhẫn cưới là một kỉ vật không thể thiếu trong bất cứ lễ cưới nào.

Việc cưới xin là một việc trọng đại, chỉ diễn ra một lần trong đời của mỗi người. Do vậy, cô dâu chú rể trao nhau chiếc nhẫn cưới với thông điệp nhắn nhủ đức tính nhẫn nại, kiên trì trong hôn nhân. Theo một số tài liệu, việc đàn ông đeo nhẫn cưới là tục lệ mới, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới.

Hình ảnh những người đàn ông đeo nhẫn cưới chỉ diễn ra phổ biến khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra. Lúc bấy giờ, rất nhiều người đàn ông trẻ phải chia tay vợ con, gia đình để ra chiến trường trong thời gian dài. Họ bắt đầu đeo nhẫn cưới để gợi nhớ tới người vợ và là biểu tượng chung thủy, gắn kết trong hôn nhân.

Hành động đeo nhẫn cưới không chỉ lãng mạn, thể hiện tình yêu mà còn chứng minh sự chung thủy, trách nhiệm đối với nửa kia. Tập tục đeo nhẫn cưới tồn tại đến ngày nay, chúng ta vẫn thường thấy hình ảnh cô dâu chú rể trao nhẫn cưới cho nhau trong lễ cưới.

Xem thêm  Những câu nói hay về kỷ niệm ngày cưới - Stt, status kỷ niệm ngày cưới

Đeo nhẫn cưới tay nào?

Đeo nhẫn cưới tay phải hay tay trái là điều mà rất nhiều cặp đôi cảm thấy băn khoăn. Bởi, theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, các cặp đôi sẽ được phán “nam tả, nữ hữu”. Có nghĩa là đàn ông thì đeo nhẫn cưới tay trái, còn phụ nữ thì đeo nhẫn cưới tay phải.

Tuy nhiên, việc con gái đeo nhẫn cưới tay nào, con trai đeo nhẫn cưới tay nào ngày nay không còn quá quan trọng nữa. Việc chú rể, cô dâu đeo nhẫn cưới tay nào tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người, chỉ cần người đeo cảm thấy dễ chịu, thoải mái, thuận tiện là được.

Hầu hết nam, nữ đều chọn tay đeo nhẫn cưới là tay trái. Bởi, tay phải thường làm việc nhiều hơn nên sẽ gây ra bất tiện trong quá trình sinh hoạt, thậm chí là rơi mất. Hơn nữa, nhiều người quan niệm rằng, tay đeo nhẫn cưới bên phải có mạch máu đặc biệt, gọi là mạch máu tình cưới. Nếu đeo nhẫn cưới tay trái sẽ giúp hôn nhân bền vững, cả đời hạnh phúc.

Đeo nhẫn cưới ngón tay nào?

Không chỉ quan tâm đến việc đeo nhẫn cưới tay nào, cô dâu chú rể còn đặc biệt chú ý đến ngón tay đeo nhẫn cưới. Việc nhẫn cưới đeo ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục của từng nước cũng như quan niệm vị trí đeo nhẫn của mỗi người.

Ở nhiều quốc gia, ngón tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út của bàn tay trái. Tuy nhiên, phụ nữ Do Thái lại chỉ đeo nhẫn cưới ở ngón tay trỏ. Vậy, ở Việt Nam, nhẫn cưới đeo ngón tay nào? Theo phong tục từ xưa đến nay của Việt Nam, đa số các cặp vợ chồng đều chọn ngón áp út là ngón tay đeo nhẫn cưới.

Nhiều người cho rằng, ngón áp út có sợi dây thần kinh chạy thẳng lên tim. Việc đeo nhẫn cưới ngón áp út sẽ tượng trưng cho sự kết nối giữa hai tâm hồn, hai cảm xúc, hai trái tim của hai con người yêu nhau. Không chỉ dừng lại ở đó, ngón áp út còn cho cảm giác yếu ớt hơn so với những ngón tay còn lại. Nếu đeo nhẫn cưới vào vị trí này, nó sẽ giúp tiếp thêm niềm tin, sức mạnh về tình thần cho con người.

Xem thêm  Top 11 Cửa hàng may đo áo dài cưới đẹp nhất tại TPHCM - oecc.vn

Ngoài ra, theo quan niệm xa xưa, khi bạn úp hai lòng bàn tay vào nhau, sau đó gập ngón giữa hai bàn tay rồi áp sát vào nhau. Bạn hãy từ từ mở bàn tay ra khi các đầu mút ngón tay vẫn chạm vào nhau bạn sẽ thấy các ngón khác tách nhau ra dễ dàng, chỉ hai ngón áp út là khó tách hơn. Điều này mang hàm ý, tình yêu vợ chồng sẽ bền lâu, son sắt hơn nếu đeo nhẫn cưới ngón áp út.

Như vậy, việc lựa chọn tay đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn cưới còn tùy thuộc vào quan niệm của mỗi người. Song, ngày nay các cặp đôi thường chọn tay trai, ngón áp út để đeo nhẫn. Nếu có thêm nhẫn đính hôn thì các cô dâu sẽ đeo nhẫn đính hỗn ở ngon tay giữa.

Cách đeo nhẫn cưới chuẩn nhất

Tìm hiểu trước cách đeo nhẫn cưới sẽ giúp cô dâu, chú rể không còn cảm thấy bối rối trước các quan khách trong buổi tiệc cưới. Thực tế, việc đeo nhẫn cưới cho nhau diễn ra rất đơn giản và dễ dễ. Trong lễ thành hôn, chú rể thường sẽ là người chủ động đeo nhẫn cưới cho cô dâu trước. Đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào đã được chúng tôi chia sẻ ở trên.

Cô dâu nhẹ nhàng đưa bàn tay của mình cho chú rể. Chú rể đỡ lấy tay cô dâu một cách nâng niu, tay còn lại lẫy nhẫn đeo vào ngón áp út trên bàn tay vợ mình. Sau đó, cô dâu cũng thực hiện cách đeo nhẫn cho chú rể tương tự như vậy.

Tìm hiểu ý nghĩa các ngón tay đeo nhẫn

Trên bàn tay của con người, mỗi vị trí đeo nhẫn cưới lại mang đến những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Tùy thuộc vào ngón tay đeo nhẫn, người ta sẽ tìm được thông điệp mà họ muốn gửi gắm. Cụ thể, ý nghĩa ý nghĩa các ngón đeo nhẫn như sau:

Ngón áp út – ngón đeo nhẫn

Ngón áp út thường được sử dụng để đeo nhẫn cưới cho cả nam và nữ. Việc đeo nhẫn cưới ở ngón áp út sẽ biểu hiện cho mối quan hệ vợ chồng, sự gắn kết trong hôn nhân. Khi đeo nhẫn ở vị trí này, người đeo muốn gửi gắm thông điệp tới các “vệ tinh” xung quanh là mình đã có chủ.

Xem thêm  Những Kiểu Tóc Dự Tiệc Cho Mặt Tròn, 30 Kiểu Tóc Đi Đám Cưới Đẹp Nhất - oecc.vn

Đeo nhẫn ngón tay trỏ

Khi đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, người đeo muốn thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đến bậc sinh thành. Ý nghĩa của đeo nhẫn ngón trỏ là mong ước cha mẹ sống lâu sống thọ để con cái có thể báo hiếu công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra, vị trí đeo nhẫn này còn biểu hiện cho việc người đeo đã sẵn sàng bắt đầu cho một mối quan hệ mới.

Đeo nhẫn ngón tay cái

Những người đeo nhẫn ở ngón cái thường vẫn còn độc thân và mong muốn tìm cho mình một nửa còn lại. Thông thường, nhẫn đeo ngón cái thường có họa tiết cầu kỳ, sử dụng chất liệu quý nên thường tôn lên vẻ quyền lực, quý phái của người có địa vị trong xã hội.

Đeo nhẫn ngón giữa

Vị trí đeo nhẫn này hàm ý là người đã có chủ, đã đính hôn với vị hôn phu. Những chiếc nhẫn đính hôn thường được làm bằng chất liệu vàng, bạc có đính đá. Khi đeo nhẫn ngón giữa, có nghĩa là bạn sắp bước vào cuộc hôn nhân. Còn đối với trường hợp đeo nhẫn ngón giữa bên tay trái thì cho thấy bạn đang trong mối quan hệ yêu đơn phương.

Đeo nhẫn ngón út

Người đeo nhẫn ngón út thường có xu hướng không muốn yêu hoặc chưa muốn bắt đầu một tình yêu do còn vương vấn chuyện tình cũ. Việc đeo nhẫn ở vị trí ngón út có nghĩa là gửi gắn thông điệp muốn duy trì sự độc thân, chưa sẵn sàng cho mối quan hệ mới.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ngón tay đeo nhẫn cưới mà bạn có thể tham khảo. Việc con gái, con trai đeo nhẫn cưới tay nào, ngón nào còn tùy thuộc vào phong tục, quan niệm của mỗi người. Tuy nhiên, đeo nhẫn tay trái ngón áp út được nhiều cô dâu, chú rể lựa chọn nhằm mang đến sự thuận tiện, thoải mái trong quá trình sinh hoạt.