Phong tục cưới hỏi của người Miền Nam đầy đủ nhất

Vấn đề cưới hỏi là một vấn đề trọng đại mỗi khi nhắc đến, chính vì thế, ai ai cũng muốn nó phải thật chỉnh chu và hoàn hảo. Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi của ba miền Bắc – Trung – Nam thường khá khác nhau. Theo như nhiều người nhận định thì phong tục cưới hỏi Miền Nam thường có lễ vật cùng nghi thức tổ chức lễ cưới khá đơn giản bởi người Miền Nam nổi tiếng phóng khoáng và dễ chịu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu về “Phong tục cưới hỏi của người Miền Nam đầy đủ nhất” để hiểu rõ hơn nhé.

Phong tục cưới hỏi của Miền Nam diễn ra như thế nào?

Miền Nam là một vùng miền nổi tiếng về lối sống đơn giản, hào phóng và dễ chịu hơn những vùng miền còn lại. Nhiều anh chàng cũng thích lấy vợ người Miền Nam bởi phong tục cưới hỏi Miền Nam thường không quá cầu kỳ. Cũng giống như phong tục cưới hỏi của hai miền còn lại, Miền Nam vẫn có đầy đủ 3 lễ cơ bản như: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ đón dâu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một số nét đặc trưng cùng các quy định riêng về lễ vật ở vùng miền này.

1.Lễ dạm ngõ ở Miền Nam

Đối với những gia đình ở xa, lễ dạm ngõ có thể được bỏ qua trong phong tục cưới hỏi Miền Nam, hơn nữa, họ có thể gộp hai lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ cúng tổ tiên cùng lễ vật ăn hỏi khi đón dâu cũng được gộp chung làm một.

Những thành viên tham dự lễ dạm ngõ bao gồm: cha mẹ phía đàn trai, chủ bác và những người có uy tín trong gia tộc hay có tiếng nói. Cha mẹ đàn trai sẽ cho cha mẹ đàn gái ngày tháng năm sinh của con mình nhằm mục đích để tìm ra ngày cưới đẹp cho đôi trẻ.

Xem thêm  Bảng Giá Trang Điểm Cô Dâu Tại Nhà Tphcm Ở Trâm Makeup

2.Lễ ăn hỏi ở Miền Nam

Không chỉ riêng phong tục cưới hỏi Miền Nam, ở những miền khác thì lễ nghi cũng đều được tổ chức tại bàn thờ của tổ tiên. Khi họ hàng nhà trai chạm ngõ, vị trưởng tộc cùng chú rể sẽ là người bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể là người bưng khay rượu, ông bà cha mẹ của họ nhà trai sẽ đi cùng nhưng phải đi chẵn người, có bốn hoặc 6 người bưng lễ vật đi theo sau.

Lễ vật mà nhà trai mang đến gồm có: trái cây, bánh kẹo, trầu cau. Đèn có kích thước phải tương đồng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ của họ nhà gái. Để nhập trình lễ cưới, trưởng tộc nhà trai phải đợi sự cho phép của nhà gái mới có thể tiến hành nghi lễ được.

Các lễ vật đi kèm theo đó bao gồm:

  • Mâm trầu cau: số cau phải lẻ số
  • Mâm quả trà, rượu và nén
  • Xôi gấc
  • Mâm quả heo quay

Bên họ nhà trai phải mời trà, mời rượu, mời trầu cho họ nhà gái một cách kính cẩn. Sau khi bàn bạc về hôn nhân cho cô dâu xong thì tiến hành tặng nữ trang cho cô dâu.

3.Lễ cưới ở Miền Nam

Lên đèn là phong tục quan trọng và thiêng liêng nhất trong phong tục cưới hỏi Miền Nam. Nghi lễ này nhằm tuyên bố sự gắn kết chính thức của của cô dâu và chú rể trong cả cuộc đời. Hai ngọn nến to của họ nhà trai mang đến sẽ được đặt một cách trang trọng lên bàn thờ nhà gái. Sau đó, trưởng tộc nhà gái sẽ là người tuyên bố làm lễ lên đèn, cô dâu chú rể là người trực tiếp đốt nến trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.

Xem thêm  In thiệp cưới đẹp giá rẻ tại Hà Nội. Mẫu thiệp cưới đẹp luôn được cập nhật

Lúc này, trưởng tộc sẽ khui một chai rượu trong số các lễ vật ấy và đặt lên chính giữa bàn thờ. Cô dâu và chú rể sẽ đứng hai bên và im lặng quan sát. Tiếp đến, cô dâu chú rể sẽ cắm đèn vào chân đèn để hai ngọn đèn cháy dần, họ đặt sát nhau vì người đang làm lễ áp hai tay vào nhau như khấn vái. Hai ngọn đèn sẽ cùng cháy, tuy nhiên, nếu cháy lệch nhau thì có vẻ như cô dâu sau này sẽ “trên cơ” anh chồng.

Lễ rước dâu sẽ được tổ chức nhanh chóng sau đó. Khi dòng họ hai bên đã đến đông đủ thì rể phụ phải rót rượu cho trưởng tộc, lúc này, trưởng tộc đứng lên tuyên bố để cử hành lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ: làm lễ trước bàn thờ, lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, rượu mời ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân cô dâu, lễ bái song thân chú rể, lễ anh em cùng bạn bè đến chung vui. Sau cùng, trưởng tộc sẽ là người tuyên bố kết thúc lễ thành hôn.

Ngày nay, phong tục cưới hỏi Miền Nam đã giảm bớt những lễ nghi rườm rà kia, các cặp đôi trẻ thường lựa chọn tổ chức đám cưới ở các nhà hàng. Đối với những nghi lễ thì tùy vào nhu cầu của cô dâu và chú rể sẽ có một chút khác biệt chứ không đồng nhất như xưa. Thông thường, MC sẽ mời đại diện của hai bên nhà trai và nhà gái lên sân khấu, sau đó lần lượt đại diện hai bên sẽ lên phát biểu chúc mừng cho đôi trẻ và gửi gắm vài lời, tiếp đến, cô dâu chú rể sẽ phải dâng rượu cho cha mẹ hai bên, uống rượu giao bôi và cắt bánh cưới, cuối cùng là đi chào quan bàn quan khách.

Xem thêm  TOP Studio chụp ảnh cưới Hà Nội nổi tiếng, chuyên nghiệp

Một đám cưới đẹp là một đám cưới có những tấm hình thật lung linh

Có thể nói, dù phong tục cưới hỏi Miền Nam hay Miền Bắc, Miền Tây hay Miền Trung đều không thể thiếu được thợ chụp ảnh cưới. Mục đích là để lưu giữ khoảnh khắc trọng đại nhất đời người. Chính vì thế, họ thường tìm đến những studio có uy tín để trao gửi “niềm tin”, tạo nên những tấm hình lung linh và chất lượng nhất.

Aloha tự hào là một nơi chăm sóc khách hàng chu đáo và tận tâm nhất, với nhiều gói chụp ảnh có mức giá ưu đãi, giúp cho cô dâu chú rể có được những tấm ảnh đẹp lung linh và bắt trọn những khoảnh khắc vui tươi trong suốt lễ cưới.

Vậy là mọi người đã biết được “Phong tục cưới hỏi Miền Nam đầy đủ nhất” rồi đúng không? Hi vọng qua bài viết này, mọi người sẽ biết cách tổ chức một lễ cưới chỉnh chu và hoàn hảo hơn, tạo sự suôn sẻ để bắt đầu một cuộc sống mới, vun đắp cho tổ ấm thân thương của mình các bạn nhé. Và nếu cần một đơn vị lưu giữ những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời thì đừng quên Aloha Studio với dịch vụ chụp hình cưới uy tín, chuyên nghiệp số 1 tại miền Nam nhé!.