Marketing là gì? Có bao nhiêu loại hình marketing? 

Marketing là gì? Các tập đoàn, công ty hay cá nhân khi tham gia vào thương trường cạnh tranh khốc liệt đều cần có sự hiểu biết về kinh tế, độ nhạy bén với thị trường, các chiến lược 4P đúng đắn, thấu hiểu tâm lý khách hàng, kế hoạch tiếp thị, quảng cáo,… để tồn tại và phát triển.

Tất cả những điều đó gói gọn trong thuật ngữ “Marketing”. Hãy cùng LPTech tìm hiểu các kiến thức cơ bản về chủ đề hữu ích này nhé.

Marketing là gì? Có bao nhiêu loại hình marketing?

Marketing là gì?

Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” – Philip Kotler, cha đẻ của Marketing đã định nghĩa như vậy!

Chắc hẳn, nhiều bạn từng rất quen thuộc với thuật ngữ Marketing nhưng vẫn chưa hiểu rõ về Marketing gồm những gì? Marketing có phải là quảng cáo hay tiếp thị không? Thật ra, Marketing mang nhiều ý nghĩa hơn thế!

Câu trả lời về Marketing là gì rất đa dạng, bạn có thể hiểu đơn giản là một quá trình xác định nhu cầumong muốn của người tiêu dùng bằng cách nghiên cứu, phân tích, đánh giá, chọn lọc,… Từ đó, cho người tiêu dùng giá trị và nhận về, gia tăng giá trị của mình thông qua cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ.

Marketing được xem là cầu nối từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các công việc chủ yếu trong Marketing là các hoạt động để thu hút và duy trì khách hàng đến với thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh.

Các công việc liên quan đến Marketing là gì?

Marketing là tập hợp những công việc liên quan đến sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo, tiếp thị, phát triển thương hiệu, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu chiến lược bán hàng, chăm sóc khách hàng, tâm lý khách hàng, đo lường hiệu quả,…

Một số bộ phận chính trong Marketing:

  1. Quảng cáo (Advertising)
  2. Direct Marketing
  3. Nghiên cứu thị trường (Market Reseach)
  4. Chăm sóc khách hàng (Customer Service)
  5. Quan hệ công chúng (Public Relations)
  6. Phân phối (Distribution)
  7. Định giá sản phẩm (product pricing)
  8. Kinh doanh bán hàng (sales)
  9. Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

Marketing bao gồm những ngành rộng lớn với vô số các lĩnh vực khác nhau, đây cũng được xem là một ngành nghề năng động thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là thế hệ gen Z

Xem thêm  Top 5 phần mềm gửi mail hàng loạt miễn phí

Vai trò của Marketing là gì?

Marketing bao gồm nhiều công việc là thế và chắc hẳn, bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều không thể thiếu các hoạt động Marketing. Các hoạt động Marketing đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội.

Đối với doanh nghiệp

Vai trò của Marketing là gì trong doanh nghiệp? Tại sao các doanh nghiệp không thể thiếu các hoạt động liên quan đến thuật ngữ này? Sau đây là một số vai trò chính:

  1. Xây dựng và duy trì thương hiệu của công ty
  2. Là cầu nối của doanh nghiệp với người tiêu dùng
  3. Tìm kiếm, xây dựng, kết nối và duy trì mối quan hệ với khách hàng
  4. Cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ trong cùng lĩnh vực
  5. Đặc biệt là bán hàng hoá, sản phẩm dịch vụ và mang về doanh thu lợi nhuận

Đối với người tiêu dùng

Bên cạnh vai trò đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng vẫn có được những tác động tích cực từ Marketing, chẳng hạn:

  1. Sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng
  2. Hỗ trợ người tiêu dùng thuận tiện trong việc tìm mua sản phẩm, dịch vụ
  3. Dễ dàng trong việc tiếp cận, nắm bắt các thông tin liên quan đến sản phẩm, thương hiệu

Đối với xã hội

Marketing còn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết đối với xã hội! Vì sao lại nói như vậy? Vai trò Marketing là gì? LPTech chia sẻ một số vai trò chính sau đây:

  1. Phần nào tạo ra các tạo tác động ngược lại đến nhu cầu xã hội và hành vi người dùng.
  2. Cung cấp nhiều sản phẩm chất lượng phù hợp với nhu cầu của người mua -> Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
  3. Tạo ra các giá trị gắn liền với trách nhiệm xã hội (CSR) bằng một số hoạt động thiết thực

Vai trò của Marketing là gì?

Có mấy loại hình Marketing chính?

Hiện nay, có hai loại hình chính nổi bật trong Marketing đó là Marketing truyền thống và Marketing Online. LPTech bật mí cụ thể về hai loại hình chính sau đây:

1. Traditional Marketing (Marketing truyền thống)

Traditional Marketing hay Marketing Offline cũng là một tên gọi của phổ biến của chúng. Loại hình này được sử dụng phổ biến từ thời chưa có Internet, các hoạt động từ truyền tải nội dung, quảng bá thương hiệu, phân phối sản phẩm,… được làm trên các kênh ngoại tuyến, chẳng hạn tờ rơi, báo in, banner, quáng cáo truyền hình, qua điện thoại,…

Xem thêm  Dự báo thời điểm thế giới quay lại cuộc sống bình thường sau đại dịch COVID-19

1.1. Quảng cáo ngoài trời

Quảng cáo ngoài trời là hình thức Marketing khá lâu đời khi sử dụng Banner, Pano, LCD/Frame, Bảng hiệu, Billoard, xe máy,… các mẫu quảng cáo sẽ tiếp cận được khách hàng khi họ đi trên đường, chạy xe,…

1.2. Quảng cáo trên báo giấy

Quảng cáo trên báo giấy được xem là một trong những hình thức Marketing truyền thống, quảng cáo báo chí khá phổ biến trước sự xuất hiện của Internet. Dù vậy, khi Internet và các loại hình báo điện tử ra đời thì quảng cáo báo chí dần chuyển đổi theo một hình thức mới: PR booking báo điện tử.

1.3. Tiếp thị qua điện thoại (Telesales)

Đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị qua điện thoại vẫn là phương thức chủ yếu để kết nối khách hàng và tăng đơn hàng.

1.4. Tri ân khách hàng

Các chương trình tri ân khách hàng vẫn đều đặn được tổ chức định kỳ, khách hàng cũ có thể mang đến 80% doanh thu và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp so với khách hàng mới. Vì thế đây là cách để gia tăng niềm tin, duy trì lòng trung thành và truyền thông thương hiệu

1.5. Các buổi hội chợ, triển lãm thương mại

Các buổi hội chợ, triễn lãm thương mại cũng là cơ hội tuyệt vời quảng bá sản phẩm, tiếp cận khách hàng và tăng độ nhận diện cho thương hiệu.

2. Marketing Online

Khác với Tradiontional Marketing, Online Marketing hay Internet Marketing là gì? Đây là hình thức tiếp thị trực tuyến, tận dụng Internet để truyền đạt các thông tin về công ty, thương hiệu. Một vài phương thức nhỏ hơn trong Marketing Online là: SEM, SMO, Email Marketing,…

2.1. Ad-network (Marketing theo mạng lưới Internet)

Hay Advertising Network, đây đơn giản là mạng lưới quảng cáo trung gian gồm ba bên là người mua quảng cáo, đơn vị trung gian và người bán quảng cáo. Các loại Ad Network phổ biến gồm mạng dọc (Vertical Networks), mạng mù (Blank Networks), mạng hướng đến mục tiêu (Targeted Networks).

2.2. Search Engine Marketing (SEM)

Dạng tiếp thị trên công cụ tìm kiếm bao gồm các hoạt động Marketing nhằm đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn được hiển thị trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs). Có hai loại SEM gồm:

  1. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO – Search Engine Optimization) cho kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.
  2. Quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột PPC (Pay-per-click) cho các công cụ tìm kiếm được tài trợ.
Xem thêm  Cách dùng OBS Live Stream game lên Facebook, phát trực tiếp màn hình

2.3. Affiliate Marketing (Mạng lưới tiếp thị liên kết)

Affiliate Marketing là mô hình tiếp thị sản phẩm thông qua các nhà hoặc kênh phân phối online. Các nhà cung cấp sản phẩm sẽ trả tiền hoa hồng khi có người mua hàng từ các đơn vị liên kết đã giới thiệu sản phẩm của họ.

Mô hình này khá phổ biến với những người có sức ảnh hưởng, Influencers, người sở hữu website website hoặc các thương hiệu, doanh nghiệp, công ty quảng bá sản phẩm, dịch vụ phù hợp với mặt hàng mà họ kinh doanh.

Marketing online tận dụng Internet

2.4. Content Marketing

Loại hình này chắc hẳn không hề xa lạ với nhiều người, Content Marketing là gì? Đây là những phần việc tập trung vào các hoạt động liên quan đến nội dung như tạo, biên tập, xuất bản, phân phối nội dung đến khán giả mục tiêu trên nhiều nền tảng: mạng xã hội, Blog,…

>>Xem thêm:5 sai lầm cần tránh khi làm Content Marketing

2.5. Social Media Marketing (Marketing qua mạng xã hội)

Mạng xã hội có tác động lớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, thói quen mua hàng của nhiều người, các nền tảng mạng xã hội cũng vô cùng đa dạng từ Facebook, Twitter, Zalo, Youtube, TikTok,… Việc khai thác chúng để thực hiện các chiến lược Marketing là rất cần thiết để tăng cơ hội tương tác với khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu.

Lưu ý: Muốn thành công khi Marketing trên mạng xã hội, bạn cần có sự cân bằng giữa quảng cáo với giải trí, các nội dung cần phù hợp và nhất quán.

Kết luận

Nhìn chung, dựa vào các kiến thức LPTech đã chia sẻ, bạn đã hiểu rõ được Marketing là gì, các công việc và loại hình phổ biến của chúng. Ngoài ra, việc tham khảo, nghiên cứu sâu hơn các kiến thức liên quan chẳng hạn Marketing 4P, Marketing 5p, Marketing Mix 7P, Ma trận SWOT,… sẽ hỗ trợ hiệu quả hơn trong quá trình lập chiến lược Marketing đối với mọi nhà tiếp thị.

>>Xem thêm: Marketing Mix là gì? Tiết lộ bí mật về mô hình Marketing 4P và 7P

Liên hệ tư vấn - LPTech