Các Mô Hình Thương Mại Điện Tử Phổ Biến Tại Việt Nam

Thuật ngữ Thương Mại Điện Tử không còn xa lạ với các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các mô hình thương mại điện tử đang ngày càng phát triển, góp phần thay đổi thói quen kinh doanh, mua sắm của con người. Bài viết dưới đây GoSELL sẽ giới thiệu đến bạn tổng quan về các mô hình TMĐT và chỉ ra đâu là 3 mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam.

Các mô hình thương mại điện tử

Tổng hợp các mô hình TMĐT hiện nay

Thương mại điện tử được coi là cánh tay đắc lực của một nhà bán lẻ. Các mô hình thương mại điện tử rất khác nhau và được chia ra như sau:

Business-to-Business (B2B)

Thương mại điện tử B2B là gì? Là khi một công ty mua hàng hóa hoặc dịch vụ trực tuyến từ một doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Một nhà hàng mua một máy làm đá hoặc một công ty luật mua phần mềm kế toán. Các phần mềm kinh doanh như quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán cũng được coi là B2B. Bán hàng trực tuyến B2B có xu hướng phức tạp hơn các hình thức thương mại điện tử khác vì nó có một danh mục lớn các sản phẩm phức tạp.

Mô hình TMĐT B2B

Xem thêm: Đâu là kênh bán hàng B2B tốt nhất hiện nay.

Business-to-Consumer (B2C)

Bán lẻ trực tuyến B2C là khi người tiêu dùng mua một mặt hàng qua internet để sử dụng riêng. Mặc dù thương mại điện tử B2C có vẻ nổi bật hơn, nhưng nó chỉ bằng một nửa kích thước của thị trường thương mại điện tử B2B trên toàn thế giới.

Xem thêm  Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z dành cho người mới - 2022

Consumer-to-Consumer (C2C)

C2C hoạt động như các trang trao đổi, mua bán, đấu giá qua internet trong đó người dùng bán hàng hóa cho nhau. Đây có thể là những sản phẩm họ làm ra, chẳng hạn như thủ công hoặc đồ cũ mà họ sở hữu và muốn bán.

Consumer-to-Business (C2B)

Khi người tiêu dùng tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, đó là thương mại C2B. Tạo giá trị có thể có nhiều hình thức. Chẳng hạn, C2B có thể đơn giản như một khách hàng để lại đánh giá tích cực cho một doanh nghiệp hoặc một trang web nhiếp ảnh mua hình ảnh từ các nhiếp ảnh gia tự do. Ngoài ra, C2B còn là các doanh nghiệp bán hàng secondhand đôi khi mua hàng hóa từ những người dùng internet bình thường.

Mô hình TMĐT C2B

Business-to-Government (B2G)

Hình thức này đôi khi được gọi là business-to-administration (B2A). Là khi một công ty tư nhân trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ với một cơ quan công cộng. Thông thường dưới dạng một hợp đồng kinh doanh với một tổ chức công cộng để thực hiện một dịch vụ được ủy quyền. Chẳng hạn, một công ty giám sát có thể đấu thầu trực tuyến một hợp đồng để làm sạch tòa án quận hoặc một công ty CNTT có thể đáp ứng đề xuất quản lý phần cứng máy tính của thành phố.

Consumer-to-Government (C2G)

Bạn có bao giờ thực hiện trả phí cho chỗ đậu xe hơi bằng ứng dụng trên điện thoại chưa? Nếu rồi thì bạn đã có kinh nghiệm về C2G rồi đấy! Mô hình này cũng bao gồm nộp thuế trực tuyến và mua hàng hóa của cơ quan chính phủ được đấu giá online. Bất cứ khi nào bạn chuyển tiền cho một cơ quan công cộng qua internet, là bạn đang tham gia vào thương mại điện tử C2G!

Xem thêm  Thẻ Meta Keywords là gì? Có còn quan trọng trong SEO?

3 mô hình TMĐT phổ biến nhất tại Việt Nam

Trong số 6 mô hình kể trên, tại Việt Nam đang thịnh hành 3 mô hình là B2B, B2C và C2C.

Thương mại điện tử B2B

Các ví dụ về thương mại điện tử B2B điển hình ở Việt Nam mà bạn có thể quen thuộc như oecc.vn – một trong những website hàng đầu thế giới và cùng là điển hình cho mô hình thương mại điện tử B2B. GoSELL tự hào là đối tác chiến lược của Alibaba tại Việt Nam. Bạn có thể xem thêm về sự kiện hợp tác giữa GoSELL và oecc.vn.

Mô hình B2B

Alibaba đã xây dựng nên những khu chợ thương mại điện tử với mục đích tạo một môi trường và kết hợp hàng nghìn doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Mọi giao dịch trên chợ đều được minh bạch, hoàn thiện và nhanh gọn đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tiếp thị, phân phối sản phẩm.

Thương mại điện tử B2C

Đây là mô hình được biết đến nhiều nhất và cũng chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thương mại điện tử. Đã có nhiều doanh nghiệp với nguồn doanh thu bán hàng offline khủng triển khai hệ thống thương mại điện tử có thể kể đến trên thế giới như các hãng thời trang nổi tiếng Adidas, Nike, Zara… hoặc các mặt hàng khác như đồ điện tử, gia dụng, đệm chăn ga gối…

Mô hình TMĐT B2C

Ví dụ về các doanh nghiệp B2C ở Việt Nam: Các nhà bán lẻ trực tuyến độc quyền bao gồm Elise, HoangPhuc, Bibomart… Lợi ích mà mô hình này đem lại tới các doanh nghiệp này đó chính là tiết kiệm chi phí bán hàng, khi chỉ cần xây dựng một website thương mại điện tử có khả năng tiếp xúc được lượng khách hàng khổng lồ qua internet, không mất tiền thuê mặt bằng, người bán hàng… Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.

Xem thêm  Marketing Online Là Gì? Chiến Lược Marketing Online Phù Hợp

Thương mại điện tử C2C

Bất chấp sự thành công rõ ràng của các nền tảng như eBay và Craigslist, nhiều trang web đấu giá và phân loại khác (đấu trường chính cho C2C) đã mở và nhanh chóng đóng cửa do các mô hình không bền vững.

Mô hình C2C

Ở Việt Nam có thể kể đến một số cái tên như oecc.vn hoặc Shopee, những công ty thương mại điện tử này đã xây dựng một hệ thống chợ thương mại điện tử mà ở đó các đối tác kinh doanh có thể tiếp thị và đưa bán sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.

Trên đây, GoSELL vừa giới thiệu đến bạn những mô hình Thương Mại Điện Tử. Dự đoán trong tương lai, các mô hình sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Theo dõi GoSELL để đón đọc những nội dung bổ ích khác về kinh doanh và TMĐT nhé.