Client server là gì? Ưu nhược điểm của mô hình Client server – oecc.vn

Client server là mô hình được áp dụng phổ biến trên mạng máy tính. Trong bài viết này, BKNS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Client server là gì, ưu nhược điểm, nguyên lý hoạt động của Client server.

1. Client server là gì?

Client server là mô hình mạng máy tính bao gồm 2 thành phần chính là máy khách (client) và máy chủ (server). Trong mô hình này, server là nơi lưu trữ tài nguyên, cài đặt các chương trình dịch vụ và thực hiện các yêu cầu của client. Client đón vai trò gửi yêu cầu đến server. Client gồm máy tính và thiết bị điện tử nói chung.

Mô hình Client server cho phép mạng tập trung các ứng dụng và chức năng tại một hoặc nhiều máu dịch vụ file chuyên dụng. Các máy này trở thành trung tâm của hệ thống. Hệ điều hành của Client server cho phép người dùng chia sẻ đồng thời cùng một tài nguyên, không quan trọng vị trí địa lý.

Mô hình web client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Một mô hình ngược lại là mô hình master-slaver, trong đó máy chủ (đóng vai trò ông chủ) sẽ gửi dữ liệu đến máy con (đóng vai trò nô lệ) bất kể máy con có cần hay không.

Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nhất, trên thực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm việc hiệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu cầu từ client, server này có thể gửi tiếp yêu cầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không thể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp.

Xem thêm  Phân tích SWOT là gì? Hướng dẫn A-Z dành cho người mới - 2022

>> Tìm hiểu thêm:

  • Thuê Máy Chủ Riêng – Dedicated Server Giá Rẻ, Uy Tín, Chất lượng
  • Thuê chỗ đặt máy chủ FPT ở đâu uy tín?
  • Thuê server ở đâu tốt?

2 Ưu nhược điểm của Client server là gì?

2.1 Ưu điểm của Client server là gì?

  • Client server có khả năng chống quá tải mạng
  • Client server đảm bảo toàn vẹn dữ liệu khi có sự cố xảy ra
  • Dễ dàng mở rộng hệ thống mạng
  • Chỉ cần chung định dạng giao tiếp mà không cần chung nền tảng là có thể hoạt động được
  • Client server cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như GIS, mô hình thiết kế hướng đối tượng,…
  • Với mô hình Client server, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa, thực hiện các thao tác gửi, nhận file hay tìm kiếm thông tin đơn giản

Ví dụ

  • Web server: Người dùng nhập địa chỉ website => client gửi yêu cầu đến web server => web server gửi toàn bộ nội dung của website về cho client
  • Mail server: Người dùng soạn mail => client gửi đến mail server => mail server tiếp nhận, lưu trữ, tìm kiếm địa chỉ email được gửi đến & gửi mail đi
  • File server: File server nhận tập tin từ phía client, lưu trữ và truyền tập tin đi. Người dùng có thể upload, download các tập tin lên server qua giao thức FTP hay web browser

2.2 Nhược điểm của Client server là gì?

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, Client server vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Cần bảo trì, bảo dưỡng server thường xuyên.
  • Khả năng bảo mật thông tin mạng là một hạn chế nữa của Client server. Bởi vì, nguyên lý hoạt động của Client server là trao đổi dữ liệu giữa server và client ở 2 khu vực địa lý khác nhau. Trong quá trình trao đổi dữ liệu, khả năng thông tin mạng bị lộ là điều dễ xảy ra.
Xem thêm  PROMOTION là gì? Tất tần tật về PROMOTION bạn cần biết

3. Nguyên lý hoạt động của Client server là gì?

Toàn bộ quá trình giao tiếp giữa server và client phải dựa trên các giao thức chuẩn. TCP/IP, SAN (IBM), ISDN, OSI, X.25, LAN-to-LAN Netbios là những giao thức chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay.

Client server là giải pháp phần mềm hiệu quả, giúp khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống mạng. Bên cạnh đó, mô hình này còn vượt qua sự khác biệt trong cấu trúc vật lý và hệ điều hành của các hệ thống máy tính. Mô hình Client server gồm có 2 phần là client & server.

3.1 Client

Client hay chính là máy khách, máy trạm – là nơi gửi yêu cầu đến server. Nó tổ chức giao tiếp với người dùng, server và môi trường bên ngoài tại trạm làm việc. Client tiếp nhận yêu cầu của người dùng sau đó thành lập các query string để gửi cho server. Khi nhận được kết quả từ server, client sẽ tổ chức và trình diễn những kết quả đó.

3.2 Server

Server xử lý yêu cầu gửi đến từ client. Sau khi xử lý xong, server sẽ gửi trả lại kết quả, client có thể tiếp tục xử lý các kết quả này để phục vụ người dùng. Server giao tiếp với môi trường bên ngoài và client tại server, tiếp nhận yêu cầu dưới dạng query string (xâu ký tự). Khi phân tích xong các xâu ký tự, server sẽ xử lý dữ liệu và gửi kết quả về cho client.

Xem thêm  4P Marketing là gì? 6 Bước đổi mới chiến lược 4P Marketing

>> Tìm hiểu thêm:

  • RAM server là gì? Có mấy loại RAM server?
  • Print server là gì? Cách cài đặt máy chủ in đơn giản
  • Máy chủ ứng dụng (Application Server) là gì?

4. Điểm giống và khác nhau của P2P và Client server là gì?

4.1 Giống nhau

P2P và Client server đều có một client gửi request đến server và server gửi trả thông tin về cho client.

4.2 Khác nhau

Nội dung Client server P2P Vai trò, phân quyền Phân chia vai trò rõ ràng giữa server và client Trong cùng một mạng, tất cả máy đều ngang hàng với nhau Quản trị mạng Cần có người quản trị mạng Không cần có người quản trị mạng Phần cứng, phần mềm Cần máy chủ, phần cứng và hệ điều hành Cần khá ít phần cứng, có thể không cần đến hệ điều hành và máy chủ Chi phí cài đặt Cao Thấp

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn “Client server là gì?” rồi đúng không? Nếu còn băn khoăn về bất cứ vấn đề gì, hãy comment phía dưới bài viết. Truy cập oecc.vn thường xuyên hơn để không bỏ lỡ thông tin về thiết kế, quảng cáo và lưu trữ website nhé!

Nguồn: BKNS