Quan hệ công chúng có mức lương Khủng tới mức nào?

1. Không sợ thiếu việc làm Nghề PR chuyên nghiệp dù chỉ mới được biết đến nhiều hơn ở Việt Nam gần đây nhưng chưa bao giờ hết “nóng”. Gõ trên Google từ cụm khóa “Việc làm PR”, chỉ trong 0.50 giây đã xuất hiện hơn 11.000.000 kết quả.

Nhiều tổ chức, công ty từ các tổ chức Nhà nước, tư nhân đến các doanh nghiệp, các cửa hàng buôn bán vừa và nhỏ,… đang tìm kiếm nhân lực chuyên nghiệp cho công việc này nhưng nhu cầu đó vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Bà Đỗ Thu Phương, chuyên viên tuyển dụng tại Carelink cho biết: Nếu như một số ngành khác đăng tuyển với mức lương 5 triệu đồng thì có thể tuyển dụng được ngay trong vài ngày nhưng với vị trí nhân viên PR, dù mức lương luôn ở top cao nhưng có khi cả tháng vẫn chưa tuyển được.

2. Ngành sáng tạo và giữ lửa cho thương hiệu doanh nghiệp

Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu luôn là tài sản vô giá. Khi kinh tế ngày càng cạnh tranh khốc liệt và đa dạng hóa hơn, tổ chức, doanh ngiệp luôn cần một người làm quan hệ công chúng chuyên nghiệp để có thể “thổi hồn” vào thương hiệu, giúp thương hiệu trở nên sâu sắc, ý nghĩa, nhân văn, tràn đầy sức sống và định vị trong tâm trí khách hàng. Nhờ đó doanh nghiệp mới có thể nắm giữ thị phần trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Công việc của đội ngũ quan hệ công chúng (PR) là phân tích xu hướng, dự đoán kết quả, đưa ra các khuyến cáo cho lãnh đạo và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch nhằm phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và các bên liên quan. Các đơn vị sẽ tạo dựng, duy trì và phát triển hình ảnh tích cực, thu hút trong mắt công chúng bằng đa dạng kênh như báo chí, truyền hình, website và các mạng xã hội, các ấn phẩm quảng cáo, các sự kiện doanh nghiệp và cộng đồng thông qua nhiều hoạt động, chiến lược khác nhau.

Xem thêm  Hành vi khách hàng (Consumer behaviour) là gì? - Tmarketing

3. Sức hút của mức lương “khủng”

Trung bình trên thế giới, mức lương cho một người mới vào nghề có thể từ 20.000 tới 30.000 USD/năm so với mức lương 150.000 USD của một nhà quản trị cao cấp. Khoảng cách giữa hai vị trí này là khá lớn tuy nhiên bù lại bạn có thể thu thập được nhiều kinh nghiệm trong thời gian leo lên từng bậc trong nấc thang của một công ty PR.

Theo thống kê tại Việt Nam, mức lương trung bình cho một chuyên viên quan hệ công chúng (PR) luôn thuộc top cao so với các ngành khác, khởi điểm ở mức 7-15 triệu/tháng, thậm chí là hàng nghìn đô tùy vào khả năng và kinh nghiệm.

Cụ thể, mức lương của nhân viên mới tại các công ty PR chuyên nghiệp trung bình hàng tháng là từ 250 – 500 USD (từ 5 đến 10 triệu VNĐ). Nhóm chuyên viên tại các công ty, tập đoàn lớn có thu nhập cao hơn, từ 600-1000 USD (12- 20 triệu VNĐ); còn nhóm quản lí cấp cao thì có mức lương là từ 1000-2500 USD (khoảng 20-50 triệu VNĐ)…

Điều thú vị là trong ngành PR không có nhiều sự phân biệt giữa mức lương của sinh viên PR mới ra trường, hay người mới bắt đầu vào ngành. Vì nó cơ bản dựa trên khối lượng công việc bạn đảm nhiệm với những quy định rất rõ ràng về phần trăm, lương thưởng và các luật bản quyền, sáng tạo của pháp luật. Với các ngành nghề thiên về sáng tạo, đôi khi ý tưởng truyền thông của một sinh viên chất lượng, có thể triển khai, được đánh giá cao không kém so với các ý tưởng của các chuyên viên PR kì cựu. Và các chuyên viên PR cao cấp với kinh nghiệm dày dặn sẽ được đảm nhận lên kế hoạch hoạch định chiến lược, nhường cho các tân binh PR lên ý tưởng sáng tạo cho thương hiệu, sự kiện. Đó là lý do bạn mới ra trường không bị phân biệt mức lương như so với các ngành khác.

Xem thêm  999 Mẫu Content Facebook Hay Tăng 10000 Like trong Ngày - Tmarketing

4. Ngành thực thi những nhiệm vụ thú vị

Nếu bạn muốn nghỉ ngày cuối tuần, muốn ngày chỉ làm 8 tiếng, muốn hàng ngày làm những công việc tương tự nhau, thì rất tiếc, quan hệ công chúng không phải là ngành dành cho bạn.

Bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ. Mức lương cao đồng nghĩa với việc bạn cần phải lao động xứng đáng. Bạn đôi khi sẽ phải làm việc cả ngày cuối tuần, làm việc trong các ngày lễ lớn. Khi người ta nghỉ, đó là thời điểm bạn làm sự kiện, bạn tổ chức các bữa tiệc, các buổi đoàn tụ, các lễ kỉ niệm cho khách hàng, giúp họ tận hưởng các ngày lễ, ngày nghỉ tuyệt vời bên nhau.

Mặc dù vậy, PR vẫn luôn là một trong những ngày có sức hút nhất với giới trẻ hiện nay. Bởi bạn luôn có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, được khám phá và sáng tạo, được kết nối với người nổi tiếng, tài năng, được làm việc với truyền thông, báo chí, được tổ chức sự kiện và xê dịch nhiều nơi trên khắp niềm đất nước,…

Vậy công việc cụ thể của những người làm quan hệ công chúng sau khi ra trường là gì nhỉ, chúng ta hãy cùng lướt qua 7 nhiệm vụ bạn có thể phải làm nếu trở thành một nhân viên PR nhé!

– Lập kế hoạch truyền thông: PR luôn gắn với các chiến dịch quảng bá được lên kế hoạch cẩn thận.

– Viết báo, biên tập văn bản đặc thù: Để làm tốt nghề PR, bạn chắc chắn cần phải có kĩ năng viết tốt để có thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như viết thông cáo báo chí, bài phân tích, bài diễn văn, báo cáo, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông khác v.v..

Xem thêm  KẾ HOẠCH VÀ LẬP KẾ HOẠCH Y TẾ

– Quan hệ với giới truyền thông: Nghề PR phải làm việc nhiều với nhà báo, để liên tục cung cấp thông tin về tổ chức của mình.

– Tổ chức sự kiện: Thực hiện các chiến dịch quảng bá, chiến dịch PR cho công ty của mình hoặc cho đối tác, khách hàng.

– Người phát ngôn/ Đại diện phát ngôn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trả lời phỏng vấn báo chí.

– Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả các hoạt động trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kĩ và có đánh giá tổng kết kinh nghiệm.

– Xử lí các thông tin bất lợi, giải quyết các vấn đề thông tin ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

Nghe tên các công việc của nghề PR xong bạn thấy thế nào? cũng thú vị đấy chứ!

5. Có thể học PR ở đâu?

Hiện nay ở nước ta có có rất ít trường đại học đủ điều kiện đào tạo ngành Quan hệ công chúng. Sau đây là trường đại học chính quy hiện đang đào tạo ngành này:

– Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam: Là trường công lập, với điều kiện cơ sở vật chất chất lượng. Mức điểm chuẩn trúng tuyển ngành Quan hệ công chúng từ 14 – 16 điểm đối với các tổ hợp môn: C00 (Văn, Sử, Địa); D66 (Văn, GDCD, Anh); D84 (Toán, GDCD, Anh); D01 (Toán, Văn, Anh)

Ngành Quan hệ công chúng quả là thú vị. Nếu các teen có đủ đam mê và sáng tạo thì đừng ngại ngần thử thách bản thân trong ngành này nhé. Chúc các bạn thành công!