Positioning là gì? Chiến lược Brand Positioning (Định Vị Thương Hiệu) trong Marketing – Tmarketing

Định vị thương hiệu (Brand positioning) là chìa khóa vàng mà bất kể doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng quan tâm. Nó phản ánh được vị trí của doanh nghiệp trong lòng khách hàng thế nào, đồng thời định vị thương hiệu còn giúp bạn trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực hiện qua các chiến lược marketing.

Thời đại 4.0 với những chiến dịch truyền thông liên tiếp diễn ra trên mọi phương diện, nếu bạn không xác lập vị trí và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu rõ ràng, thương hiệu của bạn sẽ không thể khác biệt và khó lưu lại dấu ấn của riêng mình. Vậy định vị thương hiệu là gì? Có ý nghĩa thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Positioning là gì? Chiến lược Định Vị Thương hiệu trong Marketing

Định vị thương hiệu là gì?

Theo như định nghĩa của P.Kotler thì “định vị thương hiệu là tập hợp các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”. Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “định vị thương hiệu là nỗ lực đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”.

Nói tóm lại, giống như con người cần một vị thế trong xã hội để được tôn trọng và khẳng định bản thân thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu.

Xem thêm  Rel Nofollow là gì: Điều cần biết về cách đặt link nofollow

Định vị thương hiệu là vị trí mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trong nhận thức của khách hàng, nó giúp thương hiệu khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực thi bằng chiến lược marketing, giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt.

Việc định vị thương hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn hiệu và xây dựng thương hiệu.

Positioning là gì? Chiến lược Định Vị Thương hiệu trong Marketing

Cơ chế hoạt động của não bộ con người là sắp xếp những đặc tính cần thiết vào bộ nhớ rồi truy xuất chúng khi cần đưa ra hành vi lựa chọn hoặc quyết định. Định vị thương hiệu thành công là sở hữu được những đặc tính quan trọng với khách hàng trong lĩnh vực mà thương hiệu hoạt động.

Tâm trí khách hàng là một chiến trường thực sự cho mọi cuộc chiến kinh doanh, xây dựng thành công định vị thương hiệu là xâm chiếm, sở hữu và dẫn đầu trong tâm trí khách hàng, sau đó giành vị thế dẫn đầu trên thị trường.

Hãy liên tưởng đến công tắc, định vị thương hiệu tương tự như vậy. Nhắc đến một từ khoá (đặc tính thương hiệu), khách hàng ngay lập tức gợi nhớ, liên kết đến thương hiệu, có nghĩa là định vị thương hiệu đã thành công.

Ví dụ: Một khách hàng khi chuẩn bị mua xe hơi, họ có thể sắp xếp năm đặc tính mà họ mong muốn bao gồm: uy tín, bền bỉ, thiết kế, giá bán, an toàn. Những thương hiệu sở hữu những đặc tính này có thể sẽ là Toyota, Mazda, Huyndai và Mistubishi. Từ năm đặc tính đó, khách hàng sẽ nghiên cứu, tìm hiểu, sau đó đưa ra hành vi quyết định dựa trên đặc tính quan trọng với bản thân họ. Hãy tự hỏi, thương hiệu bạn đang sở hữu đặc tính dẫn đầu nào?

Xem thêm  Sự khác nhau giữ web B2B và B2C là gì ?

TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM

Tài liệu Marketing căn bản Môi trường marketing Tìm hiểu B2C Nghiên cứu thị trường Marketing Mix Tìm hiểu B2B Customer Insight 4P trong Marketing Tìm hiểu C2C Hành vi khách hàng 7P trong Marketing Phương pháp Pitching thành công Phân tích đối thủ 4C trong Marketing Xây dựng chiến lược marketing Phân khúc thị trường Ma trận BCG Matrix Marketing Plan Nghiên cứu định tính định lượng Customer Journey Marketing Funnel Tìm hiểu thị phần Phân tích SWOT Inbound Marketing Target khách hàng Mô hình AISAS Mẫu Proposal Free Định vị thương hiệu Mô hình AIDA

Vai trò của định vị thương hiệu trong chiến lược thương hiệu

Với 89% nhà quản trị thương hiệu quan tâm tới việc xây dựng và định vị thương hiệu dựa trên trải nghiệm của khách hàng, và 77% nhà lãnh đạo doanh nghiệp B2B thừa nhận thương hiệu là thứ tối thượng để phát triển, chúng ta phần nào hiểu được tầm quan trọng của Brand Positioning đối với các doanh nghiệp.

Dưới đây là 4 khía cạnh có thể khẳng định sự không thể tách rời giữa định vị thương hiệu và sự sống còn của doanh nghiệp:

  • Sự phân hóa của thị trường: Ngày nay, sự khác biệt của mỗi thương hiệu quyết định sự sống còn của nó trên thị trường. Nếu đi dạo trước một rừng những thương hiệu giống nhau, bạn biết lựa chọn mặt hàng nào đây? Sự khôn ngoan của các doanh nghiệp là biết tách rời mình khỏi những sản phẩm na ná giống nhau, định hướng một đối tượng khách hàng ngách, và phát triển thương hiệu theo hướng đi đó.
  • Nhận biết hành vi mua hàng: Bằng việc định vị đối tượng khách hàng mục tiêu sớm, doanh nghiệp hoàn toàn có thể thấu hiểu và nắm rõ quyết định mua hàng của họ. Bằng việc đưa ra những câu trả lời đúng đắn, doanh nghiệp tự khắc xây dựng mối liên kết lòng tin và sự trung thành với khách hàng.
  • Giữ vững giá trị thương hiệu: Thay vì nhảy vào cuộc chiến về giá không hồi kết, doanh nghiệp có quyền thiết lập mức giá hợp lý, giữ vững giá trị cốt lõi của thương hiệu và khiến khách hàng mua sản phẩm của họ “vô điều kiện”.
  • Truyền đạt thông điệp: Một chiến lược định vị thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp truyền đạt đúng thông điệp tới đúng người. Điều này đem lại hiệu quả truyền thông và bán hàng cao hơn rất nhiều so với phương thức Marketing không định vị.
Xem thêm  Tìm Hiểu Về Hệ Điều Hành Linux

Định vị thương hiệu có vai trò như thế nào trong chiến lược thương hiệu?

Những phương pháp để định vị thương hiệu

Với mỗi điều kiện, hoàn cảnh và các yếu tố khác nhau mà bạn có thể thay đổi phương thức định vị. Dựa vào chiến lược thương hiệu, định vị thương hiệu có thể biến chuyển để đặt cột mốc phát triển cho doanh nghiệp trong tương lai.

Tuy nhiên, quá trình này cũng cần sự nhất quán nên định vị thương hiệu sẽ trở nên phản tác dụng nếu bạn tham lam đặt quá nhiều mục tiêu.

Các bước để tạo định vị cho thương hiệu

Trên đây là vài chia sẻ mà Tmarketing gửi đến bạn. Hy vọng rằng bạn đã hiểu được định vị thương hiệu là gì và cách định vị thương hiệu cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn luôn thành công!