Tài sản ngắn hạn là gì? Phân loại – Vai trò đối với doanh nghiệp

Tài sản ngắn hạn là gì?

Tài sản ngắn hạn tiếng Anh là Short Term Assets. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hóa), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.

Các tài sản ngắn hạn hiện nay của một doanh nghiệp có thể tồn tại với rất nhiều hình thái. Trong đó có thể kể tới một số tài sản như:

  • Tiền
  • Hiện vật có giá trị
  • Các dạng đầu tư ngắn hạn
  • Trái phiếu
  • Cổ phiếu

Phân loại tài sản ngắn hạn

Sau khi hiểu sơ qua về Tài sản ngắn hạn là gì? Isinhvien sẽ phân nhóm tài sản ngắn hạn để bạn dễ hình dung hơn!

Tiền và những khoản tương đương tiền

  • Tiền: Gồm tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn và tiền đang chuyển.
  • Các khoản tương đương tiền: như giá trị chứng khoán có thời gian đáo hạn trong vòng 3 tháng, vàng, bạc, đá quý hay là kim khí)

Đầu tư tài chính ngắn hạn: là những khoản đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích kiếm lời như: mua các loại chứng khoán có thời hạn thu hồi dưới 1 năm (tín phiếu KB, kỳ phiếu Ngân hàng); mua chứng khoán để bán ra kiếm lời, tăng thu nhập (cổ phiếu, trái phiếu); góp vốn, góp tài sản ngắn hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng…

Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây được coi là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp nhưng mà đang bị các cá nhân hoặc đơn vị khác chiếm dụng một cách hợp pháp hoặc bất hợp pháp.

Xem thêm  Xe Tay Ga Và Xe Số Tiếng Anh Là Gì? Tiếng Anh 24H

Và khi đó doanh nghiệp phải có trách nhiệm trong việc thu hồi về trong khoảng 12 tháng đầu với các khoản như:

  • Khoản phải thu từ khách hàng
  • Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ
  • Các khoản thu nội bộ
  • Các khoản thu khác nhau của doanh nghiệp
  • Số lượng khoản phải thu khó đòi

Hàng tồn kho: Đây là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, có thể bao gồm:

  • Hàng hoá mua về để bán (hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến.
  • Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.
  • Sản phẩm dỡ dang (sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho).
  • Nguyên liệu, vật liệu.
  • Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.
  • Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang.
  • Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước và và các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn,…

Vai trò của tài sản ngắn hạn trong kinh doanh

Tài sản ngắn hạn là gì và vai trò của nó thế nào đối doanh nghiệp? Trên thực tế, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Tài sản ngắn hạn chính là nguồn vốn mà doanh nghiệp thường phải chi ra để sử dụng trong các hoạt động mua sắm, bảo trì các thiết bị; máy móc.

Xem thêm  Thời Gian Dự Kiến trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Cùng với đó là việc mua sắm nguyên liệu, hàng hóa nhằm mục đích sử dụng cho công việc kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì thế, tài sản ngắn hạn có thể coi như một điều kiện tiên quyết của tất cả quá trình sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp nếu có khối lượng tài sản ngắn hạn đủ sẽ đảm bảo được các hoạt động kinh doanh cũng như quyết định được quy mô phát triển của doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay.

Tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì?

Tài sản ngắn hạn là yếu tố giúp các nhà đầu tư có thể nhận định về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn tăng sẽ dự báo những nguy cơ tìm ẩn mất ổn định của doanh nghiệp.

Ví dụ: Việc thu hồi nợ chậm của doanh nghiệp sẽ dẫn đến việc gia tăng các khoản phải thu, từ đó tài sản ngắn hạn tăng lên -> dự báo tình hình bất ổn của doanh nghiệp.

Ưu, nhược điểm của tài sản ngắn hạn

Ưu điểm

  • Có tính thanh khoản cao và được sử dụng để quản lý vốn lưu động của công ty.
  • Được sử dụng để phân tích tỷ số giá trị thị trường và phân tích nhóm đối thủ ngang hàng. Nó cũng cho biết trạng thái thanh khoản của công ty là gì và tính thanh khoản của công ty như thế nào để hoàn trả các nghĩa vụ ngắn hạn.
  • Có một lượng tài sản lưu động tốt trong bảng cân đối kế toán của công ty làm cho công ty có tính thanh khoản cao. Ngoài ra, nó còn cho chúng ta biết về các kế hoạch của công ty trong tương lai.
  • Tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi và sử dụng cao. Chúng tồn tại vật chất và hữu hình.
Xem thêm  Người Đi Làm Tiếng Anh Là Gì ? Đi Làm Tiếng Anh Là Gì

Nhược điểm

  • Nếu có quá nhiều phần của bảng cân đối kế toán bị ràng buộc bởi tài sản lưu động; đó có thể là một dấu hiệu cho thấy sức khỏe tài chính xấu của công ty.
  • Nếu có quá nhiều vốn bị mắc kẹt trong tài sản lưu động (ngắn hạn) của công ty cho thấy nguồn vốn lưu động của công ty kém hiệu quả và công ty đang không sử dụng hợp lý tài sản lưu động của mình. Nó có thể gây mất thị phần trong kinh doanh.
  • Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên chúng là một phần tốt để phân tích vì bất kỳ công ty nào cũng không thể có quá nhiều tài sản lưu động trong bảng cân đối kế toán của mình, đặc biệt là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

Hi vọng qua bài viết trên đây của Isinhvien, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Tài sản ngắn hạn là gì?” cũng như nắm được các kiến thức liên quan. Chúc các bạn học tốt, nhớ share bài này nhé!

Bài viết khác liên quan đến Nguyên lý kế toán
  • Nguyên lý kế toán – Giáo trình – Bài tập và Đề thi có đáp án
  • Phân biệt tài sản và nguồn vốn chi tiết dễ hiểu nhất
  • 5 Mẹo học Nguyên lý kế toán đơn giản và hiệu quả nhất
  • Nợ và Có trong kế toán – Hướng dẫn định khoản dễ hiểu nhất
  • Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 chuẩn nhất
  • Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 chuẩn nhất
  • Nguyên tắc ghi nhận doanh thu kế toán theo TT 133 và TT 200
  • Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán theo TT 200