✅ Bảng mô tả công việc Trưởng phòng kinh doanh – Tanca

Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn thu có thể đến từ việc tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời từ việc duy trì nguồn khách hàng sẵn có. Do đó, tính nhanh nhẹn, khéo léo và chủ động trong công việc là những yếu tố cơ bản mà một Nhân viên kinh doanh cần phải có.

Trưởng phòng Kinh doanh ngoài những công việc kể trên còn kỹ năng lãnh đạo, chịu trách nhiệm về kết quả công việc của toàn bộ đội/nhóm.

Tuỳ vào từng ngành nghề mà yêu cầu tuyển dụng sẽ có một số điểm khác biệt, nhưng nhìn chung bảng mô tả công việc cho vị trí Trưởng phòng Kinh Doanh sẽ gồm những yêu cầu cơ bản như chi tiết bên dưới.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc Nhân viên kinh doanh

1. Mô tả công việc

Trưởng phòng Kinh doanh là người chịu trách nhiệm điều phối đội ngũ kinh doanh, phân tích hành vi người tiêu dùng, thị trường, dựa trên những số liệu này để xây dựng các kế hoạch kinh doanh, và điều chỉnh các kế hoạch đó phù hợp với chỉ định của các cấp trên nhằm đạt mục tiêu doanh số.

2. Các công việc cụ thể

Một cách cơ bản nhất, các công việc chính của Trưởng phòng Kinh doanh sẽ bao gồm:

Xem thêm  Core là gì |Khác biệt Core 2 duo, i3, i5, i7, i9 - oecc.vn

– Quản lý đội ngũ nhân viên kinh doanh nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu doanh số

– Xây dựng các kế hoạch, chiến lược phục vụ mục tiêu phát triển và đạt được kết quả kinh doanh doanh nghiệp đặt ra

– Hỗ trợ, giám sát thực thi kế hoạch kinh doanh. Báo cáo về các kết quả kinh doanh, doanh thu và chi phí; đưa ra các dự báo trước Ban Quản trị.

– Xây dựng và phát triển hệ thống khách hàng:

– Tìm kiếm phát triển các mối quan hệ với khách hàng và đối tác trong [lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động]

– Chăm sóc, xây dựng cơ chế cho khách hàng nhằm gia tăng inbound lead, duy trì doanh thu

– Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales

– Chịu trách nhiệm tuyển dụng, phân bổ mục tiêu, đào tạo và theo dõi hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh

– Xây dựng, tối ưu quy trình bán hàng từ bước lên kế hoạch đến khi chốt sales

– Xác định các thị trường tiềm năng cùng những biến động thị trường; đồng thời luôn cập nhật các tình hình của đối thủ và các sản phẩm mới.

3. Yêu cầu công việc

– Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh hoặc các ngành liên quan

– Từng có kinh nghiệm ở vị trí Trưởng nhóm Kinh doanh, Giám đốc Kinh doanh hoặc các vị trí tương đương, có thành tích và thường xuyên đạt/vượt doanh số

Xem thêm  Tìm hiểu về thiết kế web chuẩn W3C

– Thành thạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và tạo ảnh hưởng ở mọi mức độ tổ chức

– Nhạy bén với các cơ hội kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về ngành và sản phẩm

– Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu

– Cởi mở, sẵn sàng học hỏi, tiếp thu các góp ý phản hồi

4. Quyền lợi được hưởng

– Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật (BHYT, BHXH, BHTN) và các chế độ phúc lợi theo nội quy, quy chế của Công ty (tham quan, nghỉ mát, lương thưởng, nghỉ Tết lễ,…)

– Được hưởng đầy đủ các chế độ thăm hỏi sức khỏe cho bản thân và gia đình theo chính sách đãi ngộ của Công ty

– Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và thân thiện, có nhiều cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

– Thu nhập: [mức lương doanh nghiệp đề nghị]

Thông tin thêm dành cho bộ phận Quản trị Nhân sự

Mỗi ngành nghề sẽ có những chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) riêng. Đối với Nhân viên Kinh doanh, phòng Nhân sự có thể tham khảo đánh giá theo các KPIs sau:

– Doanh thu theo đầu người: Doanh thu trung bình mà mỗi nhân viên kinh doanh trong phòng đạt được

– Tỉ lệ tăng trưởng doanh số hàng tháng (của phòng)

Xem thêm  Cold call là gì? Vì sao doanh nghiệp cần thay đổi tư duy về cách quảng cáo, tư vấn qua điện thoại trước khi quá trễ?

– Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)

– Thời gian chuyển đổi từ lead sang khách hàng (của phòng)

– Tỉ lệ khách hàng mua sản phẩm khác/tiếp tục sử dụng sản phẩm (của phòng)

– Quy mô hợp đồng trung bình (theo thời gian/theo giá trị) (của phòng)

– Tỉ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh (của phòng)

Xem thêm:

Bảng mô tả công việc Nhân viên Telesales

Trọn bộ các mẫu email trong quá trình tuyển dụng

Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng cần nắm