Kỹ thuật trồng mai vàng từ cây con tạo thế độc và lạ – Nuôi trồng

Hoa mai, hoa đào là hai loại hoa luôn có mặt trong dịp tết đến xuân về. Nắm vững kỹ thuật trồng mai vàng sẽ giúp các bạn trồng và chăm sóc được cây mai vàng ưng ý. Đem lại lợi ích sử dụng và giá trị kinh tế.

Cùng oecc.vn tìm hiểu kỹ thuật trồng mai vàng tạo ra những bộ rễ độc và lạ qua bài viết sau đây.

Cây mai vàng thích nghi tốt với khí hậu ấm áp, nhiều nắng. Do vậy được trồng phổ biến hơn ở miền trung và miền nam. Các kỹ thuật chăm sóc cây mai cũng rất đa dạng và cầu kỳ, tỉ mỉ (như ghép cành, uốn cành, ra chậu). Bài viết sau đây sẽ sơ lược từ giai đoạn trồng cây mai con.

Chọn cây mai vàng giống

Mai vàng ở vườn giống ươm từ hạt. Các hạt mai đã già không bị lép được lựa chọn để gieo. Khi cây mai con đã lên cao khoảng 10 cm, lúc đó rễ cây dài khoảng 20 cm thì người ta nhổ cây con đem vào trồng trong bầu đất.

Cây mai giống có thể tự ươm theo cách trên hoặc mua tại vườn cây giống luôn. Chọn các cây tươi tốt, lá không bị héo úa. Thân cây không gãy dập.

mai vang giong

Mua cây mai giống con về tiến hành trồng như sau. Thường thường cây mai giống trong bầu mọc thẳng đứng. Ta sẽ dùng dây thép uốn cây mai con trong bầu luôn. Uốn làm sao để cây mai con nằng ngang hoặc chéo nhiều so với vị trí ban đầu lúc mới mua về.

Để khi cho mai vào bầu lớn hơn thì bầu mai cũ được đặt nằm ngang. Làm vậy có mục đích gì? Để cho bộ rễ con của cây mai nằm ngang ra, như vậy thì sau khi chúng phát triển mới ra được nhiều hình dáng khác nhau được. Hay dân chơi mai còn gọi là bộ rễ đẹp và “quái”.

Nếu cứ để vậy trồng thẳng luôn thì sẽ không tạo được bộ rễ lạ.

Chuyển cây mai vàng sang bầu mới

Mục đích chuyển cây sang bầu mới để làm gì? Cho ra bầu mới to hơn để tưới dễ và quản lý dễ dàng hơn.

Tách vỏ bầu

Dùng dao lam tách bỏ vỏ bầu cũ. Thao tác nhẹ nhàng tránh làm vỡ bầu hoặc đứt rễ.

Chuẩn bị sang bầu mới

Chuẩn bị đất cho bầu mới gồm, xơ dừa, mùn cưa, vỏ đậu, trấu mục đích tạo độ xốp tốt nhất cho bầu. Thêm phân ủ hữu cơ để cây mau phát triển. Đó là bí quyết để cây nhanh lớn.

Nuôi vài tháng (2 – 3 tháng) để bộ rễ ăn ra trong bầu mới, rồi mới đưa ra ngoài đất. Lấy lưới rào lại để tránh vật nuôi như gà phá để tránh bị gãy đọt, gãy cành.

Vào bầu mới tầm thời điểm ra tết. Để đến khi trồng được thì vừa tới mùa mưa là đẹp.

Chăm sóc cây trong bầu mới

Mai vàng con mua về sang bầu mới quản lý trong bầu rất dễ. Trồng nó phát triển mạnh, lên tốt rồi mới đưa ra ngoài đất. Dùng kích rễ N3M tưới cho mai sau khi đổi bầu. Hòa vào nước tưới 10 ngày một lần thì cây sẽ nhanh ra rễ và phát triển đọt non rất nhanh

Xem thêm  Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ mực | Sở Y tế Nam Định

Sau khi để 3 tháng, cây ra nhiều đọt và lá mới cao khoảng 50 – 60 cm, tháo dây nhôm ở thân cây ra hết.

Lúc này thì ở gốc cây đã xuất hiện những đoạn thân và rễ hở ra với những hình dạng khác nhau. Thân cây cũng đã được uốn cong tạo dáng cơ bản. Đủ tiêu chuẩn để đem ra vườn trồng.

ky thuat trong mai vang

Trồng cây mai ra ngoài vườn

Thời điểm trồng

Thời điểm đem trồng ra ngoài vườn bắt đầu vào mùa mưa. Đỡ công chuẩn bị nguồn nước và công sức tưới. Thời tiết mát mẻ cây mai cũng phát triển tốt hơn.

Nên chọn những ngày mưa để trồng cho đỡ vất vả. Nếu không có mưa thì phải bắt buộc tiến hành tưới nước trước khi trồng.

Chuẩn bị đất và lên luống trồng

Cày ải đất cả vườn trong mùa nắng để đất tơi xốp, cây sẽ phát triển rất là nhanh. Và cũng sẵn tiện phơi đất để loại bớt mầm bệnh. Có thể dùng các xe chuyên dụng để cày cho nhanh hơn. Sau khi cày ải ta sẽ có vườn đất tơi xốp bằng phẳng.

Tiến hành cày luống để trồng mai. Trộn đất lên luống với phân chuồng ủ hoai mục và phân lân.

Nếu không trộn phân lân ngay thì có thể thêm vào dưới và xung quanh gốc trong lúc trồng. Phân lân dùng để kích thích sự phát triển của rễ con, nên giúp cây ra rễ nhanh.

Các luống rộng khoảng 60 cm, cao từ 40 – 50 cm, khoảng cách giữa các luống từ 80 – 100 cm. Mục đích trồng mai trên luống là để sau này đất luốn sói mòn thì cây mai sẽ lộ phần rễ “quái” ra.

Dùng bạt ni lông phủ để chống sói mòn sớm ngay từ lúc đầu và hạn chế sự phát triển của cỏ dại. Cắt các lỗ trên bạt ni lông để trồng mai. Các lỗ có đường kính khoảng 20 cm, cách nhau 80 cm. Khoét phần đất bị hở để tạo lỗ trồng.

Trồng các cây con với khoảng cách mau như vậy là để không bị phí đất. Khi cây còn nhỏ, bộ rễ ăn chưa rộng thì trồng khoảng cách như vậy là hợp lý.

Sau khảng thời gian độ 1 năm, ta rút bớt một cây ở giữa cách đều nhau để cho lên chum hoặc chậu. Khoảng cách các cây trong vườn thưa hơn phù hợp với mức độ phát triển của rễ và tán cây.

mai vang con

Tiến hành trồng và chăm sóc

Tách bầu mới bằng cách úp ngược, một tay đỡ phần mặt bầu, tay kia xoay và nhấc vỏ bầu ra. Trồng vào hố để sao cho mặt bầu ngang bằng với mặt luống. Rải một lớp phân chuồng mỏng xung quanh. Lấp đất lại và ấn xung quanh để cố định vị trí bầu cây mai.

Sau khi trồng tưới nước đẫm cả dưới luống và quanh phần gốc cây.

Bổ sung dinh dưỡng cho cây sau khi trồng bằng phân NPK rải ở gốc cây khoảng 1 tháng một lần. Khi rải phân phải tiến hành tưới nước. Chú ý phun thuốc trừ sâu, bọ trĩ, nấm.

Xem thêm  Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc hoa chi lan hoàng thảo

Định hình dáng và cắt tỉa

Sau khoảng 3 – 4 tuần cho cây ổn định thì tiến hành uốn tạo dáng. Trước khi uốn thì giảm tưới nước để cảnh cây không bị tươi giòn, như thế sẽ dễ gãy. Cắt bớt các nhánh để cây thưa, dùng dây nhôm cuốn quanh thân. Cuốn lỏng tay để cây không bị gãy khi cuốn và cây có khoảng để phát triển.

Sau khi uốn thì cây có khoảng thời gian chậm phát triển hay bị “chững” lại. Ta vẫn tiến hành bón phân và tưới nước như bình thường. Cần chú ý cắt tỉa cây sau khi uốn vì những cành uốn bao giờ cũng phát triển chậm hơn.

Các cành nhánh mới mọc ra thường theo xu hướng chọc thẳng lên trên. Tỉa bớt chỉ giữ lại các cành tạo dáng, tránh phí nguồn dinh dưỡng nuôi những cành bị cắt bỏ. Giữ lại chất để nuôi thân chính.

Cắt tỉa được càng sớm càng tốt, cành cắt bỏ càng lớn thì cây lại tốn khoảng thời gian liền sẹo lâu. Sau khoảng thời gian 3 – 4 tháng, lúc này cây đã phát triển và giữ được dáng uốn thì tháo bỏ dây nhôm uốn.

Tiếp tục chăm sóc cây mai, bứng cây ra trồng trong chậu hoặc chum tùy thuộc vào thời điểm và kích cỡ mong muốn.

Tham khảo thêm:

  • Kỹ thuật trồng cây tùng bonsai
  • Cách trồng hoa hồng leo tường vi
  • Bí quyết trồng lan quân tử ít người biết

Bứng cây trồng ra chậu

Đánh bầu cây mai vàng từ vườn

Chuẩn bị đất trồng theo tỷ lệ đất thịt, xơ dừa, vỏ trấu theo tỷ lệ 1 : 2 : 1. Thêm phân chuồng ủ hoai mục cũng được.

Khi bứng cây từ vườn, nếu muốn giữ lại phần tán nhiều thì bắt buộc phải đánh bầu càng rộng càng tốt. Mục đích đánh bầu rộng để cây không bị đứt rễ. Do ta giữ lại phần tán và lá nhiều nên nếu không làm như vậy thì cây sẽ không thể nào sống được.

Ví dụ với cây mai có chu vi gốc khoảng 20 cm thì cần đánh bầu có đường kính ít nhất 40 – 50 cm.

ky thuat trong mai vang

Nếu không giữ lại tán mà chỉ để lại phần gốc để ghép thì có thể đánh bầu nhỏ hơn. Cắt bớt phần cành lá, để lại phần gốc và cành ghép để cho bộ rễ phát triển mạnh lên. Càng đứt ít rễ thì cây càng rễ sống.

Cắt các cành lớn cần bôi keo để cây liền sẹo nhanh hơn và tránh bị thối do nước mưa, nhất là phần đầu rễ cắt bớt. Đọt mới mọc ra chờ cho cứng cáp thì có thể ghép được

Cách chăm sóc để cây ra rễ mới

Là khâu quan trọng trong kỹ thuật trồng mai vàng.

Với những cây gốc to, khi bứng không trồng luôn. Cây bứng xong để khoảng 1 tuần lễ rồi mới đem trồng. Sau trồng để cây ở vị trí vừa nắng vừa mát.

Có nghĩa là chọn vị trí có nắng, nhưng cần phải có lớp tải che phần rễ và gốc cây. Có lưới bạt hoặc lá cọ, lá dừa che nắng.

Xem thêm  Cách trồng hoa giấy bằng cành đơn giản, ra tán hoa nhanh

Mục đích không để nắng chiếu trực tiếp quá nhiều làm cháy phần vỏ cây. Gây mất thẩm mỹ và cây bị yếu sau này.

Với cây chỉ để lại phần gốc, khi trồng vào chậu thì giữ lại khoảng 1/3 đất cũ thì cây có tỷ lệ sống cao hơn.

Sau khi trồng dùng ni lông hoặc vải trùm kín lại, để trong chỗ mát, có thể dùng bình xịt để giữ ẩm cho phần vỏ gốc cây. Mục đích để tránh mất nước, vỏ cây không bị khô.

Khoảng 3 – 4 tuần sau sẽ lên đọt, phần rễ bắt đầu chớm ra. Không nên vội vàng quá để cho ra chậu to hơn. Để im tiếp khoảng 1 – 1,5 tháng nữa để chắc chắn sống rồi mới làm tùy ý.

Chậu trồng phải thông thoáng để cho cây dễ ra rễ. Khoét thêm các lỗ bên hông chậu. Lót bên dưới chậu sỏi đá với trấu và vỏ lạc.

Tưới nước và kích rễ

Rất cần thiết khi áp dụng kỹ thuật trồng mai vàng.

Bổ sung kích rễ N3M khoảng một muỗng cà phê, hòa với 20 lít nước tưới, một tuần một lần, mỗi cây tưới khoảng nửa lít tới một lít, tưới nhiều quá cũng không tốt. Nhiều quá cây sẽ bị cháy rễ.

Giai đoạn này mục đích để giữ cho phần thân cây không bị khô và phần đất không bị khô để cây ra rễ. Tưới khoảng 3 – 4 ngày một bận. Không được tưới nhiều quá, nếu trời mưa thì phải che gốc lại, cây bị úng rễ thì sẽ không thể nào cứu được.

Tóm lại, không được quá hấp tấp vội vàng, cưng chiều cây quá tưới nhiều nước hay nhiều kích rễ sẽ thành hại cây.

Sau khoảng 2 tuần thì cây lên đọt. Cây lên đọt đỏ chứng tỏ rễ đã đâm, cây chắc sống. Cây lên đọt xanh thì chưa chắc.

Bổ sung phân chuồng như phân dê, phân bò cho cây khi cây đã ổn định. Bón phân chuồng quá sớm có thể gây sót, làm hỏng bộ rễ của cây.

Chăm sóc cây mai hàng năm

ky thuat trong mai vang

Cách chăm sóc khi cây mai vàng đã ổn định trong chậu.

Cây mai ra hoa từ mùa trước nên được cắt tỉa cành gọn gàng khi hết chơi hoa. Để tạo tán, giảm bớt các cành lá để cây hồi phục. Thay một phần đất trồng cho cây. Tưới nước và bón phân đầy đủ để cây hồi lại nhanh, thông thường sẽ bổ sung phân lân.

Thời kỳ cây chuẩn bị ra nụ khoảng từ tháng 7 đến tháng chín thì bổ sung phân lân để cây cho nhiều nụ khỏe mạnh

Khi cây bắt đầu ra nhiều nụ thì bón thêm kali để các nụ hoa mập hơn. Thời điểm cuối tháng mười một cần tuốt bỏ lá để cây tập hợp dinh dưỡng nuôi nụ hoa.

Cây may vàng khoe sắc đâm chồi nảy lộc báo hiệu cho năm mới an khang và thịnh vượng. Hy vọng rằng các kỹ thuật trồng mai vàng trên sẽ giúp các bạn có được những chậu mai vàng ưng ý.

oecc.vn chúc các bạn thành công!

Theo: Thủy Tiên